![]() |
Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần |
Đó là lời của một hướng dẫn viên du lịch đã dạn dày kinh nghiệm tại một buổi tập huấn trong nghề. Nhưng không chỉ trong nghề, mà trong đời muốn cười tươi cũng không dễ.
Theo lý thuyết thông tin, khi giao tiếp, ánh mắt và làn môi lại diễn đạt được nhiều hơn lời nói. Tâm lý học khẳng định nụ cười là một thứ phi ngôn ngữ nhưng nó “biết nói”. Nó nói thay lời của chủ thể đã đành, nó còn nói lên cái duyên hoặc vô duyên, cái giá trị hoặc kém giá trị trong nhân cách của chủ thể. Bởi vậy, nó cũng được coi là một cửa sổ thông thoáng của tâm hồn.
Một vị giám khảo khi tuyển chọn người dẫn chương trình đã có một nhận xét: “Nhiều thí sinh chỉ lo trau chuốt lời nói mà không chú tâm rèn tập những động thái phi ngôn ngữ, trong đó có nét cười. Bởi vậy, có người nói luôn miệng mà nét mặt luôn căng cứng, khô lạnh. Những trường hợp đó không bằng người nói ít nhưng thỉnh thoảng biết điểm thêm nụ cười đúng lúc”.
Trong việc học cười, cần biết bốn điều tối kỵ:
1. Cười hô hố: cả âm lượng và dáng điệu cười được mở hết cỡ, không cần biết đến người xung quanh.
2. Cười liên tục: không ngưng cười, dù chỉ cười mỉm. Không có cớ gì để cười hoặc không có sự cộng hưởng từ ai cũng cười hoài! Kiểu đó thuộc loại cười chẳng có nguyên nhân mà cũng không có mục đích.
3. Cười vô duyên: chưa nói đã cười, hoặc chưa đáng cười cũng cười. Hoặc chưa tới lúc cười đã cười trước, hoặc điều đáng cười đã qua lâu rồi mới cười sau người ta!
4. Cười “cà giựt”: thỉnh thoảng rú lên cười, đang cười rú thì ngưng lại, tắt ngấm, lại réo lên, lại tắt lịm, khiến người xung quanh ngạc nhiên và bực mình!
Nhìn chung, trong cái sự cười có hai phương châm tổng quát:- Dù không cười mặt vẫn tươi, tỏ nét hài hòa, thân thiện và cởi mở. - Khi cười, cần biết tự chủ về cảm xúc, phải có ý tứ về hành vi.
oOo
Cười không đúng cách, không hợp lẽ sẽ gây nhiều tác dụng ngược. Trong thực tế giao tiếp, nhất là khi phỏng vấn, khi nói chuyện, khi hướng dẫn..., người tinh anh chỉ cần căn cứ vào kiểu cười của đối tác cũng biết được cách ứng xử văn hóa và trình độ được giáo dục của người đó cao thấp thế nào.
Tập cười cũng lắm công phu, ai không lưu ý sẽ thấy cái giá phải trả khi vào cuộc. Những người chủ doanh nghiệp ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... chỉ thu nhận những nhân viên nào biết cười, đồng thời loại ngay người thử việc mà không biết cách cười. Họ yêu cầu khi miệng cười, mắt cũng hơi nheo lại và cười theo, còn gọi là cười bằng mắt, cười tự nhiên, do đó: cười có duyên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận