01/05/2005 02:03 GMT+7

Cuộc đoàn tụ của ký ức

HOÀNG THẢO
HOÀNG THẢO

TTCN - Những nhà báo và phóng viên ảnh từng lăn lộn ở các chiến trường miền Nam cho đến tháng 4-1974, lần lượt hành hương thăm lại Sài Gòn nhân kỷ niệm 30 năm ngày 30-4 lịch sử.

13kbpVwt.jpgPhóng to
Đôi giày bốt của một lính không quân Mỹ chết trận (1967) - Ảnh: Tim Page
TTCN - Những nhà báo và phóng viên ảnh từng lăn lộn ở các chiến trường miền Nam cho đến tháng 4-1974, lần lượt hành hương thăm lại Sài Gòn nhân kỷ niệm 30 năm ngày 30-4 lịch sử.

Với hầu hết những cựu binh của làng ảnh báo chí quốc tế, cuộc chiến tại VN đã là nơi cho họ thai nghén hàng loạt giải thưởng ảnh báo chí Pulitzer, World Press Photo (WPP) và nhiều danh hiệu tột đỉnh khác.

Malcom Browne của Hãng tin AP với bức ảnh chụp hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963 đã giành được cả giải thưởng lớn WPP cùng năm lẫn giải ảnh báo chí Pulitzer một năm sau đó; Kyochi Sawada của Hãng tin UPI đoạt giải Pulitzer và WPP 1965 với bức ảnh một gia đình bơi qua sông tránh bom Mỹ và năm sau lại giật giải thưởng lớn WPP lần nữa với bức ảnh xe tăng Mỹ kéo lê xác một chiến sĩ giải phóng.

zFFSfRJ2.jpgPhóng to

Chiến dịch Prairy-Hill của thủy quân lục chiến Mỹ tại Khe Sanh (1966) - Ảnh: Larry Burrows

Horst Faas của Hãng tin AP với vinh dự hai lần đoạt giải Pulitzer thì giải đầu tiên năm 1965 trao cho những hình ảnh chiến tranh VN. Rồi hình ảnh tướng ngụy Nguyễn Ngọc Loan cầm súng bắn vào đầu chiến sĩ biệt động Bảy Lốp trong cuộc tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968 bất tử qua ống kính của Eddie Adams (AP). Và hình ảnh cô bé Kim Phúc gào khóc vì bỏng bom napalm ở Trảng Bàng năm 1972 đã mãi gắn liền với trên tuổi của Nick Út.

Những bức ảnh ấy đã góp phần giành được sự ủng hộ của thế giới đối với công cuộc giải phóng miền Nam, góp phần làm thay đổi cục diện chiến tranh. Những phóng viên ảnh ấy nhiều người đã trả giá bằng máu cho những tác phẩm đầy tính tố cáo của mình. Phóng viên ảnh tự do Tim Page bị mìn phạt mất một miếng não to bằng trái cam, có lúc tưởng chừng đã mất trí. Bị thương vì mảnh đạn không làm Horst Faas đau đớn bằng những lần phải đi nhặt xác đồng nghiệp vừa tử nạn trên đường tác nghiệp. Kyochi Sawada mất mạng năm 1970 tại Lào.

Phóng viên ảnh huyền thoại Larry Burrows cùng ba đồng nghiệp khác bị tử nạn cùng chuyến trực thăng bị rơi trên không phận Lào năm 1971. Và nhà báo phương Tây cuối cùng thiệt mạng tại VN là phóng viên ảnh người Pháp Michel Laurent trúng đạn trên đường từ Xuân Lộc về Sài Gòn ngày 28-4-1975. Danh sách sinh nghề tử nghiệp ấy còn dài.

a6BoXYGz.jpgPhóng to NbXw6WuL.jpg
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm (1963) - Ảnh: Malcom Browne

Người cha ôm xác đứa con bị chết khi quân Sài Gòn càn quét vào một ngôi làng gần biên giới Campuchia (1964) - Ảnh: Horst Faas

t2APGJWO.jpgPhóng to mUW93SBZ.jpg

Bà mẹ và các con vượt sông chạy trốn bom Mỹ ở Bình Định (1965) - Ảnh: Kyochi Sawada

Tướng ngụy Nguyễn Ngọc Loan bắn vào đầu chiến sĩ biệt động Bảy Lốp (1968) -Ảnh: Eddie Adams

Cũng như mọi lần trước (1995 và 2000), họ hẹn gặp nhau trên tầng thượng khách sạn Rex cùng uống cạn ly rượu hồi ức. Bên cạnh những đồng nghiệp đã “nửa chừng bỏ cuộc chơi” giữa khói đạn chiến tranh, những kỷ niệm về Eddie Adams vừa từ trần mấy tháng trước đây chắc chắn sẽ làm nồng cay nhiều khóe mắt. Với nhiều người bây giờ tuổi đã ngoài 60 hay già hơn nữa, đây có thể là cuộc đoàn tụ cuối cùng.

Nhưng lịch sử sẽ mãi tri ân họ vì những bức ảnh làm chứng tích mà không có chúng mọi ký ức rồi sẽ nhạt nhòa. Những tác phẩm ảnh báo chí trên hai trang báo này cũng là một cuộc đoàn tụ của những phóng viên ảnh còn sống hay đã mất ngày ấy.

HOÀNG THẢO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên