Phóng to |
Hội thảo bất thường trên xuất phát từ Hội nghị thông báo khảo cổ năm 2003 vốn đã nóng lên quanh di chỉ khảo cổ tại chính nơi dự định xây toà nhà Quốc hội mới. Đây là cuộc khai quật lớn nhất trong số 6 cuộc khảo cổ lịch sử được thông báo, với diện tích 14.000m2. Cuộc khai quật khu vực này đã kéo dài 1 năm với 14 hố khai quật, cùng một lượng lớn cổ vật cực kỳ quí giá. Vấn đề là di chỉ này nằm đúng chỗ xây dựng toà nhà Quốc hội như đã định.
Đây cũng là vấn đề gây tranh cãi nhất trong hội thảo lần này. Hiện tại có hai luồng ý kiến. Một thì muốn giữ nguyên khu di chỉ khảo cổ này, không tiến hành quy hoạch nữa, còn số khác thì cho rằng chỉ nên giữ lại một số hố khảo cổ và vẫn tiếp tục xúc tiến dự án xây dựng toà nhà Quốc hội. Cho đến thời điểm này, mọi việc vẫn chưa ngã ngũ.
Khoảng trên 30 chuyên gia lịch sử và khảo cổ học đầu ngành như Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê... đã tham gia hội thảo sáng nay. Tuy nhiên, rất ít thông tin được tiết lộ với báo chí.
Chúng tôi đã liên lạc với ông Nguyễn Tuấn Đại, Trưởng phòng trưng bày của Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Ông Đại cho biết: "Chúng tôi quan niệm tất cả các dấu vết dưới mặt đất trong khu vực mình định xây dựng các công trình kiên cố, nếu có điều kiện thì nên khảo sát, nghiên cứu thật kỹ trước khi đi đến quyết định phải làm gì để yên tâm. Tôi cũng được biết một số anh em tham dự hội nghị lần này cũng đã chia thành 2 chiều ý kiến rõ rệt".
Cuộc khảo cổ làm choáng váng các nhà lịch sử
Công việc khai quật di chỉ quý giá này đang vấp phải những vấn đề khá nóng. VietNamNet cũng đã tìm gặp ông Đào Quý Cảnh, Viện khảo cổ học Việt Nam, người trực tiếp tiến hành khai quật hố 15B tại nơi sẽ có công trình xây toà nhà Quốc hội. Ông Cảnh cho biết khi thực hiện khai quật hố đã thấy cả một nền cung điện thời Lý - Trần và một khu Hoàng thành thời Lý. Đây là di chỉ khảo cổ chưa từng được phát hiện tại nước ta. Tuy nhiên, việc tiến hành khai quật lại được tiến hành quá nhanh. Ông Cảnh cho biết, việc đào các di vật khảo cổ được tiến hành như "đào thuỷ lợi", dùng máy xúc tiến hành đào 20cm mỗi lần làm ảnh hưởng đến các di vật. Các nhà khảo cổ chỉ có việc chạy theo nhặt cổ vật. Đây là công việc hoàn toàn đi ngược lại với công tác khai quật vì công tác khai quật chỉ tiến hành tối đa 10cm/lần. Vì công việc được tiến hành quá nhanh nên các lớp kiến trúc không lộ rõ.
Những di vật tìm thấy ở khu công trường Ba Đình chủ yếu là vật liệu xây dựng và gốm sứ có niên hiệu từ thế kỷ 9-10 đến khoảng thế kỷ 19. Di chỉ của triều đại Lý - Trần là đã quá rõ ràng nhưng dấu tích của thời Lê và Nguyễn thì còn tương đối mờ nhạt. Các mặt bằng kiến trúc như chân tường, móng cột nền lát gạch, đường cống, giếng đã lộ rõ. Đây là khu di chỉ rất quý với số lượng di vật lên đến hàng triệu và đến nay chưa thể thống kê hết được. Hầu như chỗ nào đào lên cũng có di vật. Tuy nhiên, hiện công tác quản lý các di vật đang rất lỏng lẻo nên nguy cơ tiếp theo đã và đang hình thành chính là sự chảy máu cổ vật.
Vấn đề hiện đang đặt ra là chúng ta phải đối xử như thế nào đối với di chỉ khảo cổ vô cùng quý giá này. Việc đánh giá khu di chỉ này cần đến một nhãn quan rộng, tòan diện hơn. Quốc hội vừa thông qua luật Di sản nên đây không chỉ là di sản văn hoá mà còn là một đối tượng nghiên cứu khoa học. Với một di sản văn hoá, nếu phá một lần thì sẽ vĩnh viễn sẽ không bao giờ có lại. Phải nhìn vào đó để ứng xử với di chỉ này như thế nào.
Ông Cảnh cũng không giấu giếm những đề xuất của mình lên những vị có trách nhiệm. "Tôi có hai giải pháp trước hiện trạng này. Đó là di dời công trình toà nhà Quốc hội ra chỗ khác và khai quật toàn bộ khu này để nghiên cứu thật kỹ lưỡng, dù công việc có kéo dài nhiều năm''. Theo ông Cảnh, Cố vấn Võ Văn Kiệt trong một lần đến thăm công trường cũng đã phát biểu rằng nếu chúng ta phá cái này đi thì chúng ta sẽ có tội với tiền nhân, có tội với lịch sử, có tội với con cháu''.
Ủy Ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến Bộ Chính trị
Phóng to |
Bản vẽ Nhà Quốc hội nhìn từ phía trước |
Hiện, kết quả cuối cùng về cuộc khai quật này vẫn chưa được công bố, nhưng số đơn vị hiện vật đào được ở khu vực này đã lên đến con số xấp xỉ 4 triệu và số hiện vật đủ tiêu chuẩn trưng bày cũng lên đến con số vài trăm nghìn. Theo tiết lộ của các nhà khảo cổ, có năm tầng văn hóa chồng lên nhau ở khu vực này: Tùy Đường - Lý - Trần - Lê - Nguyễn. Rất nhiều ngói chạm rồng và đá kê chân cột đường kính lớn, chạm trổ rồng tinh vi, cùng với hàng nghìn đồ gốm được chế tác tinh xảo chứng tỏ đây phải là khu vực Hoàng thành của kinh thành Thăng Long xưa. Nhiều nhà khoa học đã kết luận đây là trung tâm hoàng thành thời Lý (đến thời Lê mới chuyển sang khu vực điện Kính Thiên trong thành cổ ngày nay).
Chuyển nhà Quốc hội đi đâu?
Phóng to |
Sảnh trước phòng họp Quốc hội trên bản vẽ |
Một số ý kiến khác lại cho rằng nên giữ lại khu khai quật vì đây là ''di tích có một không hai, là di chỉ khảo cổ mất đi không thể lấy lại, nhất thiết phải bảo tồn'' (bà Trần Thị Tâm Đan - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng), tức là nhà Quốc hội sẽ phải xây ở khu đất khác.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Phan Quang Trung đưa ra ý kiến nên chuyển công trình nhà Quốc hội về khu vực Hồ Tây, nơi không gian rộng lớn và thoáng đãng, cũng không xa khu vực Ba Đình. Ý tưởng này đã được đề cập đến trong một vài cuộc họp về kiến trúc Hội trường Ba Đình và Nhà Quốc hội trước đây.
Công trình được bố trí tại khu đất thuộc Trung tâm chính trị Ba Đình, nơi tập trung các trụ sở, cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhiều công trình khác mang ý nghĩa văn hoá, lịch sử của dân tộc qua nhiều thời đại như: Lăng Chủtịch Hồ Chí Minh, Phủ Chủ tịch, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ vô danh, Trụ sở Bộ Ngoại giao, nhà làm việc các cơ quan Trung ương Đảng, Trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Di tích thành cổ, Quảng trường Ba Đình và một số cây xanh có giá trị lịch sử, văn hoá cảnh quan.
Ranh giới khu đất được xác định có phía Bắc là đường Hoàng Văn Thụ (sẽ được mở rộng thành đường đôi), tiếp giáp với trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nhà làm việc của các cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Phía Nam là đường Bắc Sơn, nối Đài Liệt sĩ vô danh với Quảng trường Ba Đình. Phía Đông là đường Hoàng Diệu, tiếp giáp với Thành cổ Thăng Long. Phía Tây là đường Độc Lập sẽ được mở rộng về phía Quảng trường Ba Đình tiếp giáp với Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Diện tích khu đất xây dựng gần 57.700 m2. Chiều cao của công trình trên mức 21,6m nhưng phải đảm bảo chiều cao hài hoà với các công trình lịch sử xung quanh. Mặt trước Nhà Quốc hội quay về hướng Tây, nhìn ra Quảng trường Ba Đình. Phía trước có khoảng không gian rộng tạo vẻ đẹp của công trình và để có thể tổ chức đón nguyên thủ các nước khi cần thiết.
Phóng sự ảnh về công trường khảo cổ tại khu Ba Đình
Đầu phượng bằng đất nung |
Đường thoát nước và nền nhà cổ |
Cột nhà bằng gỗ |
Bệ đá hoa sen có dấu vết của một vụ cháy | Hiện trường nơi khai quật | Hai bộ cốt táng được tin là để yểm nơi chân cột của cung điện |
Giếng cổ với nhiều lớp gạch của các triệu đại | Giếng cổ có dấu vết từ thời Bắc thuộc | Gạch cổ có đóng dấu nơi xuất xứ |
Đồ gốm khai quật được | Gạch cổ có đóng dấu thời Bắc thuộc | Gốm đất nung trang trí |
Gạch trang trí thời Lê | Đường rải sỏi thời Trần | Hố khai quật khảo cổ |
Hố khai quật B16 nơi tìm được nhiều cổ vật có giá trị | Tay kiệu còn rõ màu sơn son | Hố đựng vỏ chai rượu Pháp ở tầng trên cùng |
Công nhân xử lý từng gram đất để lấy cổ vật | Bóp từng nắm đất để không bỏ xót hiện vật | Bóc lớp đất đá trên cùng |
Khối tiền cổ | Súng thân công bằng đồng rất cổ được tìm thấy | Nhà khảo cổ học Bùi Vinh và chiếc vây rồng bằng gốm |
Sống của mai nhà đang dần lộ ra | Sàn điện và hệ thông thoát nước có thể là đời Trần | Chân cột hoa sen bằng đá thời Lý |
Các cổ vật sau khi được làm sạch bằng nước |
Đầu mái và các trang trí bằng đất nung thu nhập được | Rồng bằng đất nung trang tri trên mái |
- Thể lệ
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận