23/01/2004 21:25 GMT+7

Củi lúa

Theo SGTT
Theo SGTT

Quê tôi ở giữa vùng đồng bằng phía nam thành Huế, bốn phía là ruộng, cái chữ thuần nông hoặc có thể nói chính xác hơn là thuần lúa thật đúng với sự sống ở đây. Lương thực nuôi sống hằng ngày là hạt lúa; thực phẩm cá thịt, thậm chí cả nước mắm, ớt tiêu, hành, tỏi… cũng phải bán lúa để mua.

xvqHork6.jpgPhóng to
Quê tôi ở giữa vùng đồng bằng phía nam thành Huế, bốn phía là ruộng, cái chữ thuần nông hoặc có thể nói chính xác hơn là thuần lúa thật đúng với sự sống ở đây. Lương thực nuôi sống hằng ngày là hạt lúa; thực phẩm cá thịt, thậm chí cả nước mắm, ớt tiêu, hành, tỏi… cũng phải bán lúa để mua.

Và đến lượt chất đốt như củi dầu, cũng phải trông vào hạt lúa, vì vậy những thứ đó ở quê tôi thật quý, chỉ khi nào giỗ kỵ hoặc ngày tết mới dám “sài sang”; mua củi (thứ hàng hóa từ vùng miền núi trở về ) nên chi nhà nào cũng có một gian bếp, phía bên trên bao giờ cũng có một cái chạn (còn gọi là giàn) chất đầy những bó củi chẻ từ cây sầu đông hoặc bạc hà, khói hun đến đen thui, nhưng là “của để dành” cho ba ngày tết, hoặc ngày đông tháng giá khi đụn rơm chỉ còn trơ cái cột.

Còn lại quanh năm hầu như chỉ đun thổi bằng cái thứ chất đốt mà ai đó gọi đùa là “củi lúa”, tức là rơm rạ, cũng là một sản vật mà cây lúa mang lại.

Khi mẹ tôi ra vại nước vo gạo, thì bọn trẻ chúng tôi tự khắc biết công việc của mình là cầm cái bội “rọ” đi ra đụn rơm sau góc vườn nhà để rút đầy một bội rơm mang vào. Chỉ trong nháy mắt, ngọn lửa đã rực lên. Tiện dụng của bếp rơm là nổi lửa rất nhanh, chừng mười phút là cơm sôi, hai mươi phút là cơm chín. Nhưng lửa rơm thường phựt cao, táp cả vào cái chạn bếp đầy những thứ dễ bắt lửa, tàn tro bay khắp nhà, nếu gặp rơm ướt thì coi như gian nhà bếp trở thành cái hang chuột bị xông khói mù mịt.

Vì vậy, các bà nội trở ở quê tôi đã lập thêm một cái bếp nữa ở góc sân hoặc sau nhà, thoáng và rộng, để phù hợp cái thứ “củi lúa” ấy. Lửa rơm bốc rừng rực, nhưng chóng tàn, không có than, lại dễ bị gió thổi “thất thoát nhiệt lượng”, nên cái bếp rơm nào cũng được kê bằng ba tảng đá to hoặc ba viên bờ lô để che gió, và theo lời mẹ tôi là còn để giữ nhiệt. Khi cơm cạn, hơi nóng từ những viên đá ấy vẫn còn tỏa ra giữ ấm bếp. Không biết cái kinh nghiệm ấy được đúc kết từ bao giờ, chỉ biết cái bếp trông có vẻ tạm bợ sau hè nhà ấy đã có từ đời bà nội tôi.

Và như vậy, trong nhà có đến ba cái bếp. Bếp trên, nhất thiết nhà nào cũng phải có, bởi đó là chỗ để thờ một vị “khuất mặt khuất mày” mà mẹ tôi hay gọi là “Ông bếp”. Bà nội tôi thuê thợ mộc về đóng một cái bếp hình vuông, có bốn chân, cao và rộng như một cái bàn bằng gỗ. Mặt bếp đan tre sau đó dùng đất sét đắp kín mặt (bởi làm bắng gỗ đương nhiên sẽ bị cháy ), đợi đất sét khô thì xúc một ít tro đổ vào giữa, tiếp đó là rướt ba ông táo bằng đất sét về.

Phía đầu bếp còn có một cái bàn thờ, có lư hương và một bức tượng nặng hình ba ông Táo dính liền nhau, như một vậtt thiêng để thờ. Việc rước ông táo được thực hiện vào đêm 23 tháng chạp, sau khi đã đưa ông táo cũ vế thiên đình. Tiếp đó là nhóm một bếp lửa bằngh củi để mừng ông Táo mới, và sau đó, tuồng như cái bếp trên này tắt lửa cho đến tháng chạp năm sau.

Bên cạnh bếp trên là cái bếp dưới, gọi là dưới là vì nó thắp hơn, thường là sát mặt đất, đó là gian bếp có cái chạn củi như tôi đã kể, nấu bằng một cái bếp kiền do thợ rèn làm bằng thép mà người ta thường ví “vững như kiền ba chân”.

Đó là nơi dùng để nấu những món cá kho, thịt hầm, phải đun bằng củi với ngọn lửa liu riu (vì tiết kiệm củi ). Cái bếp rơm vì thế được gọi là bếp ngoài, và hóa ra cái bếp “ngoại càng ngoại cảnh” này lại làm việc nhiều nhất. Bữa ăn sáng bằng một nồi khoai sắn, cũng bếp rơm; cơm trưa, cơm chiều, canh bầu, canh bí, rau luột, và cả một nồi cám heo to bự… đều trông vào cái bếp rơm này.

Lần đầu tiên, tôi được mẹ dạy nấu cơm cũng từ cái bếp rơm đơn sơ mà vất vả ấy. Mẹ dặn, khi cơm sắp sôi thì phải giữ cho lửa đỏ liên tục, vì chỉ cần lửa tắt là bếp rơm nó nguội ngay, gạo “mắc cỡ” không chín. Cơm sôi thì một tay lùa rơm, tay kia dùng đũa xới cho nồi cơm sôi đều. Cơm cạn thì lửa nhỏ dần.

Và cái công đoạn cuối nó mới đặt biệt làm sao, ai không nấu cơm lửa rơm thì chắc khó mà biết. Vì lửa rơm bốc rừng rực nhưng gió thường bạt hơi nóng ra ngoài, nên khi cơm rút nước, phải phủ cho rơm cháy khắp trêm mặt nắp nồi, để phần trên đủ chín.

Sau cùng, khi yên tâm nồi cơm đã chín thì rút một nùi rơm quấn thật chặt, đun vào bếp. Ngọn lửa chỉ ngún dần tỏa ra vài sợi khói, cho đến khi nồi cá kho rim ở gian bếp dưới đã rặt nước thì gian bếp ngoài này vừa rực lên một quầng lửa thật to. Cái nồi rơm đã cháy hết và nồi cơm vừa chín tới.

Những ngày hè, ngọn lửa rơm cứ táp vào mặt nóng hầm hập, để nấu xong nồi cơm như thế phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”. Vậy, nhưng chưa bao giờ tôi nghe người dân làng tôi than thở một lời về cái bếp rơm cực nhọc đấy, ngược lại, chúng tôi đã quá thân quen với cái mùi rơm thơm nồng và cái ngọn khói no ấm này.

Những năm mất mùa, rơm nhiều mà lúa ít, cái bếp ở góc sân hay sau hè nhà ấy cứ lạnh tanh. Từ ngoài đồng nhìn vào làng, những mái nhà tranh vắng đi ngọn khói chiều của những bếp rơm, không thấy bụng đói cồn cào nữa mà chỉ thấy một nỗi buồn dâng lên từ bốn phía.

Theo SGTT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên