26/10/2004 19:52 GMT+7

Công ước Berne: Những điều khoản hay bị hiểu lầm

Theo TT&VH - ND
Theo TT&VH - ND

Hôm nay, 26-10, Công ước Berne bắt đầu có hiệu lực tại VN. Không chỉ những cơ quan, tổ chức có liên đới đến bản quyền, giới văn nghệ cũng rất quan tâm đến Công ước này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu thấu đáo về những quyền lợi, quyền hạn và trách nhiệm mà chúng ta được nhận và phải tuân thủ. Ông Phan Phương - Phó Giám đốc TT Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN cung cấp một số thông tin quan trọng về Công ước Berne.

tmiE8Czo.jpgPhóng to
Tác phẩm dịch được bảo hộ như tác phẩm gốc
Hôm nay, 26-10, Công ước Berne bắt đầu có hiệu lực tại VN. Không chỉ những cơ quan, tổ chức có liên đới đến bản quyền, giới văn nghệ cũng rất quan tâm đến Công ước này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu thấu đáo về những quyền lợi, quyền hạn và trách nhiệm mà chúng ta được nhận và phải tuân thủ. Ông Phan Phương - Phó Giám đốc TT Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN cung cấp một số thông tin quan trọng về Công ước Berne.

Ba nguyên tắc của Công ước

Công ước quốc tế về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật được ký kết ngày 9-9-1886 tại Berne - Thủ đô Thụy Sĩ. Hiện nay có 156 nước gia nhập Công ước, tập hợp các nước thành viên gọi là Liên hiệp Berne. Qua 118 năm vận hành, Công ước đã có 8 lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1896, 1908,1914, 1928, 1948, 1967 ,1971, 1979.

Công ước hiện hành là Công ước được sửa đổi ngày 24-7-1971 tại Paris và bổ sung vào ngày 2-10-1979. Công ước gồm 38 điều chính, 9 điều bổ sung và phụ lục gồm 6 điều.

Công ước Berne bao gồm ba nguyên tắc cơ bản.

1 - Đổi xử bình đẳng: tác phẩm có nguồn gốc từ các nước thành viên đều được bảo hộ như nhau.

2 - Bảo hộ đương nhiên: khi tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định thì quyền tác giả cũng lập tức phát sinh mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào.

3 - Bảo hộ độc lập: việc thực thi và hưởng các quyền theo Công ước là độc lập với những quyền đang được hưởng tại nước xuất xứ tác phẩm.

Những lĩnh vực được Công ước bảo hộ

- Tác phẩm văn học nghệ thuật được bảo hộ bao gồm:

1 - Tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, được biểu hiện bất kỳ dưới hình thức nào hoặc theo phương thức nào.

2 - Ngoài ra, các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm gốc đều được bảo hộ như tác phẩm gốc miễn là không làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.

Các tuyển tập tác phẩm văn học nghệ thuật, các bộ bách khoa từ điển và các hợp tuyển mà do việc chọn lọc hay kết cấu các tư liệu tạo thành một sáng tạo trí tuệ cũng được bảo hộ như một tác phẩm miễn là không làm phương hại đến quyền tác giả của các tác phẩm tạo nên các hợp tuyển này.

3 - Công ước này không bảo hộ các tin tức thời sự hay vụ việc vụn vặt chỉ mang tính chất thông tin báo chí.

Những quyền được Công ước bảo hộ?

Các quyền được bảo hộ bao gồm:

1 - Quyền dịch thuật: tác giả giữ độc quyền dịch hoặc cho phép dịch tác phẩm gốc của mình trong suốt thời hạn hưởng quyền bảo hộ.

2 - Quyền sao chép: tác giả giữ độc quyền cho phép sao in tác phẩm của mình dưới bất kỳ hình thức hoặc phương thức nào (ghi âm, ghi hình.v.v.).

3 - Quyền trình diễn và truyền thông công cộng cuộc trình diễn: tác giả kịch, nhạc kịch và ca nhạc giữ độc quyền cho phép tác phẩm của mình được biểu diễn và hòa tấu công cộng bằng bất kỳ phương thức hay kỹ thuật nào / Truyền thông tới quần chúng những cuộc biểu diễn và hòa tấu đó bằng bất kỳ phương thức nào.

4 - Quyền phát sóng: tác giả giữ độc quyền cho phép tác phẩm của mình được truyền thanh hoặc truyền thông công cộng bằng bất kỳ phương tiện vô tuyến nào nhằm phổ biến các ký hiệu âm thanh hoặc hình ảnh/ Phát lại bởi một cơ quan truyền thông khác cơ quan truyền thông ban đầu.

5 - Quyền phóng tác, cải biên, chuyển thể: Tác giả giữ độc quyền cho phép phóng tác, cải biên hoặc chuyển thể từ tác phẩm của mình.

6 - Quyền cho sử dụng làm nền của các tác phẩm nghe nhìn và quyền làm bản sao, phân phối, trình diễn công cộng hoặc truyền thông tác phẩm nghe nhìn đó.

7 - Quyền trần thuật công cộng các tác phẩm văn học.

8 - Quyền hưởng lợi ích trong việc bán lại tác phẩm gốc đã chuyển nhượng.

9 - Quyền tinh thần: Tác giả có quyền: Đứng tên tác phẩm của mình kể cả khi tác phẩm đã được chuyển nhượng/ Phản đối mọi sự xuyên tạc, cắt xén, sửa đổi hoặc những vi phạm khác đối với tác phẩm khi những hành vi đó làm phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả.

Thời hạn bảo hộ

1 - Những tác phẩm đích danh: được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả cộng với 50 năm sau khi tác giả chết. Nếu là đồng tác giả thì thời hạn tính là sau cái chết của người cộng tác cuối cùng.

2 - Những tác phẩm khuyết danh hay bút danh: được bảo hộ 50 năm kể từ ngày tác phẩm được phổ cập hợp pháp đến công chúng. Bút danh mà biết đích xác tên thật của tác giả thì coi như đích danh.

Một số lĩnh vực khác như nghệ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh có thời hạn bảo hộ tối thiểu 25 năm kể từ khi tác phẩm được sáng tạo.

Những ngoại lệ của Công ước

- Công ước dành quyền rộng rãi cho các nước thành viên riêng biệt miễn là các quyền được bảo hộ ở các nước riêng biệt không trái ngược với các quyền được bảo hộ theo Công ước, cũng như các nước thành viên có thể ký kết với nhau những thỏa hiệp riêng nhằm mang lại cho tác giả nhiều quyền hơn so với Công ước nhưng không được trái ngược với Công ước. Ngoài ra, còn một số quy định ưu đãi đối với các nước đang phát triển.

Tin bài liên quan:

* Thực thi Công ước Berne từ hôm nay, 26-10-2004* Hãy yên tâm về quyền lợi tác quyền của mình!* "Có bị dồn vào chân tường, chúng ta mới khá lên dược!"* Thắc mắc tác quyền trước công ước Berne* VN sẽ có một nền văn hóa bản quyền trong quan hệ quốc tế* Ai nửa mừng nửa lo, ai bình chân như vại?* Phải làm sách đàng hoàng hơn* Cần có một cơ quan môi giới về bản quyền* Bản quyền 2004: thêm chuyện mới

Theo TT&VH - ND
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên