Phóng to |
Ảnh: Lam Điền |
Đây là một trong các hoạt động tiến đến thực hiện hồ sơ ứng cử quốc gia Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, đề nghị UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại trong năm 2005.
Cân đo độc đáo
Ông Nguyễn Tri Nguyên - PGS, TS - Viện phó viện văn hóa thông tin nêu ba vấn đề cần làm rõ trong hội thảo lần này. Đó là: tính sáng tạo riêng có của cồng chiêng Tây Nguyên xét trên phương diện chế tác ra nhạc cụ, kỹ thuật diễn tấu và nguyên tắc cơ cấu của dàn nhạc.
Tiến sĩ Nguyên nhấn mạnh: đây là yêu cầu cần thiết cần phải rõ ràng khi lập hồ sơ trình UNESCO, mà hình thái văn hóa cồng chiêng phân bổ rất rộng lớn, gần khắp cả vùng Đông Nam Á này, cho nên nhất thiết phải làm rõ cái riêng có của VN thì mới thuyết phục.
16-10: Viện văn hóa thông tin và Cục di sản văn hóa - Bộ VHTT sẽ họpgóp ý hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo UNESCO. 20-10: Hoàn tất hồ sơ 31-10: Hồ sơ ứng cử quốc gia Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại sẽ được trình cho UNESCO tại Paris. |
Giáo sư Tô Vũ cũng nêu nhận định rằng văn hóa cồng chiêng trên thế giới chỉ còn lại ở vùng Đông Nam Á, mà cả Đông Nam Á thì cũng chỉ có vùng Tây Nguyên VN là loại hình cồng chiêng cổ xưa nhất.
Di sản văn hóa và sau nữa...
Phóng to |
Ảnh: L.Đ. |
Tuy nhiên, nhìn về vùng văn hóa này vẫn thấy còn rất nhiều vấn đề. Một trong những ưu tư là điều mà ban tổ chức hội thảo đã đề cập là nguy cơ mất dần văn hóa cồng chiêng đang diễn ra từng ngày.
Ông Vũ Ngọc Bình - giám đốc ở VHTT Gia Lai nêu con số tổng kiểm tra số lượng các dàn cồng chiêng trong tỉnh vào năm 1999-2000 là 5117 bộ, bằng khoảng 1/10 so với trước 1975. "Ấy nhưng trong những năm gần đây, số lượng cồng chiêng tiếp tục giảm nữa dưới nhiều tác động. Một trong các tác động đó là do bà con theo đạo Tin Lành, bị vận động không uống rượu cần, không đánh chiêng nữa".
Giáo sư Tô Vũ nhấn mạnh đến đời sống của cồng chiêng gắn liền với lễ hội. "Một ví dụ là cồng chiêng gắn với lễ hội đâm trâu, thế bây giờ làm sao khôi phục lễ hội đâm trâu bằng cách nào đấy, để cồng chiêng vẫn được đánh lên ở mỗi kỳ lễ hội, thì mới bảo quản được".
Trong phần góp ý về mấy điểm không thể thiếu khi làm hồ sơ trình UNESCO, giáo sư Tokumaru Yosihiko người Nhật bản có lưu ý đến bối cảnh xã hội của vùng văn hóa cồng chiêng. Như vậy, hiện trạng của việc tồn tại vùng văn hóa cồng chiêng cũng sẽ được xem xét nghiêm túc chứ không phải đến lúc được công nhận là di sản văn hóa thế giới rồi ta mới bảo tồn bằng... ngân sách của UNESCO.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận