19/01/2006 09:17 GMT+7

Có một tâm linh Việt

LẠI NGUYÊN ÂN
LẠI NGUYÊN ÂN

TT - Còn nhớ, khoảng mươi năm trước, nhờ anh bạn mượn được từ GS Hà Văn Tấn cuốn Thần, người và đất Việt của tác giả Tạ Chí Đại Trường in ở California (Mỹ), chúng tôi vội đem chụp (photocopy) mỗi người một bản; sau đó đến lượt các bản chụp của chúng tôi bị mượn lại và sao chụp nối nhau hàng mấy chục lần...

(Thần, người và đất Việt - chuyên khảo của Tạ Chí Đại Trường, Nxb Văn Hóa Thông Tin và nhà sách Kiến Thức, Hà Nội, 2006)

p29JL99j.jpgPhóng to
Chuyên khảo Thần, người và đất Việt trình bày sự hình thành và biến chuyển của các hệ thống thần linh của người Việt từ cổ đại tới cận đại, từ hệ thống các nhiên thần (các thần cây, đá; các thần sông nước) đến các nhân thần sơ khai, tiếp đó là các hệ thần mới, nảy sinh do tiến trình hình thành thể chế quân chủ tập quyền, đồng thời do sự giao lưu với tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc phương Bắc và phương Nam trong tiến trình lịch sử của cộng đồng Việt.
TT - Còn nhớ, khoảng mươi năm trước, nhờ anh bạn mượn được từ GS Hà Văn Tấn cuốn Thần, người và đất Việt của tác giả Tạ Chí Đại Trường in ở California (Mỹ), chúng tôi vội đem chụp (photocopy) mỗi người một bản; sau đó đến lượt các bản chụp của chúng tôi bị mượn lại và sao chụp nối nhau hàng mấy chục lần...

Thế rồi tại các hội thảo kỷ niệm Nguyễn Văn Huyên hay Từ Chi ở Hà Nội, đôi khi có thể nghe thấy tên tuổi tác giả Thần, người và đất Việt được nhắc đến như việc giới sử học hoặc dân tộc học có thêm một chuyên gia nữa đáng tin cậy.

Đối với giới nghiên cứu khoa học xã hội ở ta, tác giả cuốn chuyên khảo này góp một hình mẫu và một tư tưởng quan trọng về phương pháp nghiên cứu - tư tưởng mà tác giả nói rõ trong một bài viết khác:

“Người ta đã đi từ sự quá đà coi thần tích như là hiện thân toàn vẹn của lịch sử, đến sự quá đà khác là bác bỏ hoàn toàn hay ít ra cũng đi đến hoài nghi sâu đậm. Thần tích xuất hiện qua những giai đoạn khác nhau phản ánh tâm tư của con người thời đại, níu kéo trên bước chân của mình những sự kiện xảy ra trong thời gian đó; nói cách khác, một chuỗi thần tích nối tiếp nhau về một nhân vật, nếu được đặt kề nhau, sẽ làm nổi lên dấu vết lịch sử cấu thành hình ảnh nhân vật đó”.

Còn nhớ, một trong những chương thuyết phục chúng tôi nhiều nhất ngay khi lần đầu đọc cuốn sách này là sự lý giải về tập hợp truyện tích Hùng Vương. Một lý tính khoa học không cho phép chúng tôi tin thời đại Hùng Vương là sự thật lịch sử. Tác giả Thần, người và đất Việt cung cấp một lý giải hiển nhiên đúng đắn: Hùng Vương là “hồi quang của lịch sử vọng vào dân chúng kết tập thành ý thức”.

Việc một số bản sách in hoặc một số bản chụp lại được chuyền tay trong giới hẹp quả là không đủ cho giới nghiên cứu và những độc giả quan tâm đến việc tìm hiểu văn hóa tâm linh VN. Chính Hội Sử học VN hồi giữa năm 2005 đã đề xuất việc tái bản và phát hành trong nước cuốn Thần, người và đất Việt.

Điều được quan tâm trước tiên là để bạn đọc trong nước được tiếp cận rộng rãi dễ dàng với một công trình nghiên cứu rất hữu ích, nhưng cũng nên nghĩ tới sự kích thích mà cuốn sách này có thể gieo vào các lớp nhà nghiên cứu trẻ tuổi hơn, thúc đẩy sự đi tới của tư duy khoa học trên những dữ kiện rất mực tinh tế là những tín ngưỡng và niềm tin tôn giáo của các cộng đồng người, trước hết là cộng đồng Việt trên đất Việt.

LẠI NGUYÊN ÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên