17/09/2006 09:28 GMT+7

Cô gái Mỹ và bài hát "Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ"

Nguồn: PHẠM TUYÊN - Sài Gòn Giải phóng
Nguồn: PHẠM TUYÊN - Sài Gòn Giải phóng

Từ đầu những năm 70 thế kỷ trước, trên Đài Tiếng nói Việt Nam và trong phong trào văn nghệ của thanh niên đã vang lên bài "Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ" của nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng nghệ sĩ Pete Seeger, người đã dẫn đầu đoàn biểu tình cuối năm 1969 ở Washington chống chiến tranh ở Việt Nam với cây ghi ta và bài hát Ballad of HoChiMinh (Bài ca Hồ Chí Minh) của Ewan MacColl.

9g4FNPuL.jpgPhóng to

Nhạc sĩ Phạm Tuyên đàn cho Molly Hartman hát.

Từ đầu những năm 70 thế kỷ trước, trên Đài Tiếng nói Việt Nam và trong phong trào văn nghệ của thanh niên đã vang lên bài "Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ" của nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng nghệ sĩ Pete Seeger, người đã dẫn đầu đoàn biểu tình cuối năm 1969 ở Washington chống chiến tranh ở Việt Nam với cây ghi ta và bài hát Ballad of HoChiMinh (Bài ca Hồ Chí Minh) của Ewan MacColl.

Tình cờ qua Đài Phát thanh La Habana (Cuba) Pete Seeger đã nghe được bài hát này và ông đã tìm cách đến với Việt Nam đang trong thời kỳ chiến tranh (qua con đường Trung Quốc). Ở sân bay Gia Lâm dã chiến, hai vợ chồng Pete đã gặp nhạc sĩ Phạm Tuyên, họ ôm lấy nhau và cùng ca vang bài Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ.

Mùa hè năm nay, tác giả bài ca lại được gặp một cô gái Mỹ đến thăm và hát cho ông nghe bài ca sôi nổi này. Nhạc sĩ Phạm Tuyên xúc động kể lại…

Vào một buổi trưa tháng 7 năm nay có một cô gái người Mỹ đi xe ôm đến nhà tôi. Cô nói tiếng Việt khá tốt. Gặp tôi cô nhanh chóng tự giới thiệu: “Cháu tên là Molly Hartman – O’Connell, xin cứ gọi tên Việt Nam là Mai Ly cho dễ. Cháu được biết địa chỉ của chú là do cô giáo nghệ sĩ Nguyệt Hảo ở Hội Chữ thập đỏ quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh cung cấp. Cháu có hát được một số bài của chú nên lần này ra Hà Nội để đón ba má cháu bên Mỹ lần đầu tiên sang Việt Nam ở sân bay Nội Bài, cháu tranh thủ đến gặp chú”.

Tôi ngạc nhiên bởi cách tự giới thiệu rất mộc mạc mà chân tình của cô gái ấy và tự nhiên thấy có một cái gì thật gần gũi thân thiết. Mời vào nhà uống nước tôi hỏi ngay xem cô hát được bài gì của tôi. Cô nhanh nhẹn chỉ tay vào đàn piano như một lời mời tôi đệm giúp. Và bài hát mở đầu cho cuộc gặp mặt thú vị này là bài Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ viết cuối năm 1969 tức là 13 năm trước khi Mai Ly chào đời! (cô sinh năm 1982).

Mai Ly hát rất chuẩn, rất sôi nổi, đúng với chất rock như ý định của tác giả. Căn phòng nhỏ bỗng vang lên giai điệu mà mấy chục năm nay tôi mới lại được nghe do chính một nữ thanh niên Mỹ hát.

“Oa-sinh-tơn đêm nay lửa tranh đấu đang rực cháyNghe tiếng hát anh vang mọi nơi: chân lý đang tỏa sáng ngờiSông Pô-tô-mắc ngày đêm đã in bóng anh đẹp thayTay gảy đàn miệng hát vang đi giữ lấy cuộc đời!”

Tôi nắm lấy tay cô gái dễ thương, cảm ơn cô và hỏi đôi điều. Mai Ly sôi nổi nói ngay: “Ba má cháu trước đây cũng đi biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Hồi đó cháu chưa ra đời. Ba cháu là John O’Connell hiện là chủ tịch một hội từ thiện, còn má cháu là Gretchen Hartman – nhà tâm lý học.

Cháu sang Việt Nam từ năm 2003 là nghiên cứu sinh của tổ chức Fulbright về đề tài Phụ nữ học. Cháu dự các lớp tiếng Việt ở Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn và ở Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh nên đến nay cũng tạm giao dịch được bằng tiếng Việt. Cháu vừa đi Côn Đảo với bà Trương Mỹ Lệ (chị của Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa) và cháu rất xúc động. Thế là cháu nhờ cô Nguyệt Hảo dạy cho bài Tiếng hát những đêm không ngủ mà chú đã viết tặng cho phong trào sinh viên Sài Gòn cách đây gần 40 năm”.

Cô gái lấy bản nhạc từ trong túi ra để giới thiệu. Thế là tôi lại ngồi vào đàn và bài ca lại được cô gái Mỹ hát vang lên với điệp khúc: “Dậy mà đi đồng bào ơi! Mẹ Việt Nam có hay chăng giờ này đàn con đã lên đường! Vượt rào gai dẫu khói mù vẫn đi/ Máu đã chảy sân trường/ Càng giục ta bền chí!”.

Tôi như được sống lại không khí của phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe của sinh viên miền Nam mà tôi đã theo dõi hàng ngày qua làn sóng phát thanh cách đây mấy chục năm. Câu chuyện tưởng như không dứt khi cô còn tiếp tục ngân nga bài hát Xuân chiến khu của nhạc sĩ Xuân Hồng.

Mai Ly chỉ ở Hà Nội một thời gian ngắn để đón bố mẹ ở sân bay Nội Bài rồi trở về TP Hồ Chí Minh nên tôi hẹn sẽ gặp lại cả gia đình cô ở trong ấy khi vài ngày nữa tôi vào làm việc với Đài Truyền hình TPHCM.

Vào thành phố tôi vội đến thăm nghệ sĩ Nguyệt Hảo ở quận Tân Bình, người đã dạy Mai Ly hát và cho cô địa chỉ của tôi. Thật bất ngờ là cả Mai Ly và bố mẹ cô cũng vừa về đến TPHCM được một hôm. Bố mẹ của Mai Ly thật giản dị.

Lại thêm một sự tình cờ thú vị: Qua trao đổi, khi tôi hỏi về địa chỉ mới của Pete Seeger, người nghệ sĩ đã tạo cho tôi cảm hứng viết bài hát trên thì lại biết thêm một chi tiết quý báu: Đó là Pete, năm nay đã 88 tuổi và vẫn tham gia các hoạt động ca nhạc và đã chuyển về ở Bascon-New York, và chính em gái của Pete (tên là Peggy Seeger, đã mất năm 1989) lại là vợ của Ewan MacColl, tác giả của bài Ballad of HoChiMinh.

Thông tin còn cho tôi biết thêm là có một cựu chiến binh Mỹ và đồng đội đã hát bài hát này ở New York và thường cuộc biểu diễn lại kết thúc với bài Giải phóng miền Nam!

Nguồn: PHẠM TUYÊN - Sài Gòn Giải phóng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên