04/09/2006 17:50 GMT+7

Cô bé thích làm... con trai

NGUYỄN THỊ KIM CÚC (Hội Tâm lý TP.HCM, chuyên viên tư vấn Mảng Tâm lý học đường)
NGUYỄN THỊ KIM CÚC (Hội Tâm lý TP.HCM, chuyên viên tư vấn Mảng Tâm lý học đường)

TTO - Tôi có một đứa con gái, năm nay cháu học lớp 9, từ nhỏ cháu đã thể hiện tính cách một đứa con trai như chơi những trò chơi con trai, ăn mặc như con trai... tôi rất lo lắng nên ép cháu mặc quần áo con gái, cháu nhất định không mặc những bộ đồ do tôi chọn.

Bây giờ lại kết bạn toàn con gái, trong đó có một bạn gái mà nó rất quan tâm, đi chơi riêng và có những biểu hiện quyến luyến nhau. Gia đình tôi chưa biết phải xử trí như thế nào, có nên cấm không? Chúng tôi rất lo lắng về điều này, liệu rằng con tôi có phải là đồng tính không? Xin cho tôi một lời khuyên! (Phương Lan Q.Bình Thạnh)

- Chị Lan mến. Làm cha mẹ ai cũng dõi theo từng bước chân của con mình, sự lo lắng của mình đồng nghĩa với sự lớn khôn của con, ví dụ như dõi theo con theo từng cấp lớp, con đi thi nhưng kỳ thật hình như mình cũng đi thi, cũng lo lắng, cũng hồi hộp... vậy đó, làm mẹ là thế.

Chị đã phát hiện ra những "bất thường" của con nhưng lại không dùng quyền làm mẹ để áp đặt con, không cấm đoán mà chịu khó quan tâm tìm hiểu nhằm có giải pháp nào đó giúp cho con nếu chẳng may cháu bị đồng tính ái thật. Chị là một bà mẹ tuyệt vời, tôi rất khâm phục đức tính của chị và rất thông cảm với những lo lắng hiện tại, chị lo lắng cũng đúng thôi vì theo chị thì cháu đang có những biểu hiện khác thường về mối quan hệ nam nữ bị "lệch lạc".

Để xác định cháu có đồng tính ái hay không thì chưa thể kết luận được chị à, vì hiện cháu chỉ mới 15 tuổi, những biểu hiện mà chị kể thì cũng chỉ là mối quan hệ bạn bè với nhau mà thôi, cháu là gái nên chơi thân với bạn gái nhất là ở lứa tuổi này cũng là điều bình thường.

Với sự nhạy bén của một người mẹ, chị đã hoài nghi về tính cách của cháu, tuy nhiên để xác định có đồng tính ái hay không thì phải đợi cháu đến tuổi trưởng thành (từ 20 đến 25 tuổi) khi ấy nếu cháu có biểu hiện như muốn ôm ấp, ôm hôn và ham muốn gần gũi thể xác với người cùng phái khi đó mới xác định được chị à.

Hiện nay lý do nào dẫn đến đồng tính ái (ĐTA) vẫn còn nhiều bàn cãi (không kể những người ĐTA giả). Hiện tại khoa học có một số bằng chứng cho thấy đây là một tình trạng bẩm sinh do một khu vực nào của não gây ra. Tổ chức Sức khỏe Thế giới không coi ĐTA là một bệnh nữa mà chỉ là một tình trạng của cơ thể như người thuận tay trái so với thuận tay phải. Thuận tay nào là do não quyết định từ lúc sinh. Vì thế ta cần có cái nhìn thông cảm với những người ĐTA thật (vì có người ĐTA giả) mà bản thân họ hầu hết cũng không muốn mình là người ĐTA.

Chị cứ để cháu vui chơi hồn nhiên, chị tạo điều kiện để trò chuyện nhiều với cháu, nhẹ nhàng hỏi cháu về mối quan hệ bạn bè, khéo léo hỏi dò để biết tình cảm của cháu có hướng về một người bạn gái nào đặc biệt không và cảm nhận về người bạn đó như thế nào... Chị cố gắng không o ép hoặc tìm biện pháp buộc cháu phải theo ý mình vì như vậy sẽ làm cho cháu sống khép kín hơn.

Tôi cũng hiểu tâm trạng của chị rất đau khổ nếu cháu bị ĐTA, nhưng chúng ta không làm gì được ngoài sự chấp nhận, mong chị bình tĩnh, bớt lo lắng căng thẳng để giúp cháu vì bản thân cháu nếu biết mình bị ĐTA cũng sẽ rất khổ tâm, chỉ có sự quan tâm chia sẻ thông cảm từ phía gia đình mới giúp cháu vượt qua những khó khăn về tâm lý này.

Ở xã hội ta vẫn còn kỳ thị với người ĐTA, không như một số nước phương Tây, họ đã công khai hóa vấn đề này, vì vậy chị đóng một vai trò hết sức quan trọng để giúp cháu vượt qua nỗi mặc cảm, nỗi lo sợ để có một cuộc sống tốt hơn và có mối quan hệ bình thường với mọi người.

Chúc chị thành công và sống thật vui vẻ hạnh phúc.

Thân ái.

Bạn đang là học sinh và có nhiều thắc mắc ở tuổi ômai của mình trong cuộc sống và học tập. Bạn đang là phụ huynh, con của bạn đang ở ngưỡng giữa trẻ em và người lớn với nhiều thay đổi tâm lý trong cuộc sống cũng như trong học đường. Bạn cần một lời khuyên để ứng xử mọi tình huống?

Mọi thắc mắc về Tâm lý tuổi mới lớn, về những thay đổi tâm lý, thái độ của tuổi học trò xin gửi về email tto@tuoitre.com.vn.

Để chính xác nội dung cần hỏi xin vui lòng gõ chữ có dấu! Xin chân thành cảm ơn!

NGUYỄN THỊ KIM CÚC (Hội Tâm lý TP.HCM, chuyên viên tư vấn Mảng Tâm lý học đường)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên