Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Phong trào tìm về định dạng cũ để có trải nghiệm chân thực, phi kỹ thuật số không chỉ có ở người yêu nhạc mà còn cả ở người mê nhiếp ảnh. Sự hoài niệm có lẽ là yếu tố chính đằng sau.
Hãng Kodak mới đây cho biết đang loay hoay tuyển thêm người để mở rộng sản xuất vì loại phim 35mm cổ điển tưởng đã lùi sâu vào dĩ vãng nay làm ra bao nhiêu bán sạch bấy nhiêu.
Kodak thường được nêu tên như một minh họa cho sự "hủy diệt sáng tạo" của nền kinh tế kỹ thuật số khi máy ảnh kỹ thuật số ra đời.
Hãng phim này trong thực tế đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào năm 2012. Điều mỉa mai là chỉ trong một thời gian ngắn, máy ảnh kỹ thuật số cũng lao đao vì bị thay thế bởi điện thoại di động thông minh có khả năng chụp ảnh.
Ngày xưa còn có thể bảo chất lượng ảnh kỹ thuật số không cao bằng ảnh chụp phim thường, nhưng ngày nay nhiều ảnh số còn chi tiết, sắc nét, màu sắc còn đậm đà hơn phim nhiều lần. Có lẽ nào đó là cái cảm giác sờ vào tấm ảnh, cầm được chân dung người mình chụp lên để ngắm nghía?
Hay cái cảm giác lật giở từng trang cuốn album ảnh để sống lại với nhiều kỷ niệm khó quên? Chắc không nhiều người mở kho ảnh trên iPhone để xem từng hình như xem album giấy, có thể vì chụp dễ dàng quá nên 10 tấm trong kho ảnh thì có đến 7, 8 tấm xấu, chưa xóa chỉ vì ngại mất thời giờ.
Dù sao sự hồi sinh phim ảnh analog là rất rõ khi Kodak cho biết họ phải nâng từ lịch sản xuất mỗi ngày chỉ một ca lên ba ca làm việc suốt 24 giờ và chạy cả 7 ngày trong tuần nhưng cũng không đủ hàng cho các tiệm bán lẻ.
Những khảo sát gần đây cho thấy 76% người trả lời nói rất quan tâm đến loại máy ảnh truyền thống sử dụng phim truyền thống.
Thế nhưng, mẩu tin Kodak không gây ngạc nhiên bằng tin giới trẻ đang bỏ Spotify hay Apple Music để quay lại nghe nhạc bằng đĩa CD hay đĩa than.
Như một nhân vật được tờ The Guardian phỏng vấn đã kể, mỗi lần mở Spotify lên, cô cứ nhảy từ album này qua album khác, từ ca sĩ này qua ca sĩ khác, thậm chí từ playlist của người bạn này giới thiệu qua playlist "đang nóng" nhưng cũng chỉ nghe được chút chút là chuyển đi. Chỉ đến khi cô mở máy quay đĩa lên thì người mới bình tâm trở lại để thưởng thức nhạc trọn vẹn.
Nói cách khác, với những người chọn cách từ bỏ Spotify, nghe nhạc là một trải nghiệm, phải bỏ công sức ra mới được đền đáp khi tìm được giai điệu vừa nghe vừa gật gù theo. Spotify thì không hề có sự cố gắng nào; nó khuyến khích sự lười nhác, tính thụ động và thói quen nhảy cóc.
Ngày xưa từng có một xu hướng sưu tầm các bài hát ưa thích, gom chúng vào một băng cassette để thỉnh thoảng mở lên nghe như một kho báu riêng mình.
Ngày nay, nhiều người dày công xây dựng một kho nhạc riêng trên chiếc iPod tân trang hay một máy nghe nhạc chuyên biệt và không kết nối Internet để khỏi bị phân tâm. Kho nhạc như thế thể hiện rõ con người của chủ nhân, dù đó là người mê nhạc Bolero hay Hard Rock.
Cậu chủ Facebook đang rót tiền xây dựng một thế giới ảo - Metaverse - với tham vọng lôi kéo mọi người vào sống và vui chơi trên thế giới này, quên đi cái thế giới thật phức tạp và đầy đau khổ.
Nhiều người đang cười cái nỗ lực đầy tốn kém này của Mark Zuckerberg, vì sau hơn 10 tỉ USD chi phí, cái thế giới ảo trong Horizon Worlds trông như một trò chơi điện tử viết vào thập niên 1980 với các hình vẽ đơn giản, nguệch ngoạc, thậm chí nhân vật chưa có chân vì kính ảo rẻ tiền không tải nổi hình đồ họa phức tạp.
Metaverse ra đời khi con người có xu hướng, dù manh nha hay đã định hình, muốn quay trở lại thế giới thật, sờ mó được, từ tấm ảnh in trên giấy đến cuốn tiểu thuyết dày cầm trên tay. Xu hướng này sẽ quyết định số phận của Metaverse, chứ không phải các yếu kém của bản thân nó.
Cho dù Metaverse hứa hẹn con người, dù thân thể đang bó hẹp trong căn buồng tối tăm, đầu đội chiếc kính ảo to đùng, tâm trí họ sẽ thoát ra bay bổng khắp nơi, gặp đủ người, chơi đủ trò chơi hoành tráng, sẽ ít ai chịu nghe lời dụ dỗ này vì họ sẽ thấy, như phim Kodak hay đĩa CD, cuộc đời dù nhiều phức tạp, khổ đau vẫn đầy mùi vị đắng cay ngọt ngào có thật chứ không giả tạo như thế giới ảo.
Bạn ngoài đời thật dù cãi nhau suốt ngày vẫn dễ chơi hơn bạn ảo trên Facebook, nơi bạn bè có khi trở mặt vài ba lần trong ngày. Chính vì vậy, Meta phải ra lệnh cho nhân viên đeo kính, đăng nhập vào Metaverse cho nó khỏi giống một ngôi chợ chiều hoang vắng.
Hình ảnh này có thành tương lai, hay con người vẫn sẽ thích trải nghiệm thấy tận mặt, sờ tận tay hơn?
Thế nào là âm thanh hoàn hảo? Liệu ta đã từng thật sự nghe được thanh âm ấy một lần trong đời?
Tom Port, 68 tuổi, cho rằng chỉ mình ông có khả năng đảm đương trọng trách xác định đâu là những chiếc đĩa than có âm thanh hay nhất thế giới. Port là một "kẻ hủy diệt" trong làng âm thanh - ông ta rất thích thú nói cho bạn biết những chiếc đĩa than của bạn chả đáng làm ông bận tai và dàn âm thanh bạn dùng nghe nhạc còn thê thảm hơn nữa.
Vì thế mà Port và nhân viên của ông tại Hãng Better Records sẽ ngồi hàng giờ trong một căn phòng không có cửa sổ, cái tủ lạnh ở góc cũng bị rút phích cắm để tránh nhiễu điện, và cứ thế nghe các phiên bản khác nhau của cùng một album và so sánh từng cái một với nhau.
Ông nói về sự nghiệp kỳ lạ này: "Để tìm các bản ghi thật sự tốt của bài Sgt. Pepper hay Dark Side of the Moon, số đĩa tôi từng nghe đã vượt quá 100 rất nhiều, có lẽ gần đến 200. Tôi muốn thứ tốt nhất, và đó chính xác nên là động lực của bạn. Bạn có chiếc đĩa rất đặc biệt này. Cả bộ sưu tập của bạn chỉ có chừng năm chiếc đặc biệt như thế. Nhưng 5 cái đĩa đó "phê như thuốc". Chúng vượt hẳn bất cứ thứ gì bạn từng nghe và bạn không thể tin vào điều đó".
Tôi đã đến phòng thẩm nhạc của Tom Port để tận mục sở thị một "cuộc đấu loại" - cách ông gọi những buổi ngồi nghe những đĩa khác nhau của cùng một album để so sánh.
Tôi mang theo ba bản khác nhau của album jazz Quiet Kenny năm 1959 của nghệ sĩ kèn trumpet Kenny Dorham; cả ba bản đều tự nhận là được ghi với công nghệ audio tối tân. Đây là cuộc thẩm định mù - Port không được cho biết tên hãng khi nhân viên của ông cho đĩa vào máy.
Bản đầu tiên, từ Electric Recording (London, Anh), mỗi năm chỉ làm chừng 12 album dạng phát hành lại, sử dụng thiết bị sản xuất xưa được phục chế. Mỗi album chỉ dập có 300 đĩa, giá 376 USD, nhưng trên eBay bán tới 2.000 USD. Với đĩa này, Port rên lên: "Nghe tiếng bass đó kìa… Ai lại muốn nghe đĩa có âm thanh như thế chứ?".
Kế tiếp, bản của Hãng đĩa Analogue Productions (Kansas, Mỹ) do Chad Kassem sáng lập. Port từng nói Kassem "chưa làm được cái đĩa nào nghe hay" kể từ khi mở hãng năm 1991, còn Kassem gọi ông là "tên khốn thất bại".
Port khen đĩa này hơn đĩa của Electric Recording, và sau khi được biết đấy là của Analogue Productions, ông rất ngạc nhiên và nói thêm: "Đó là đĩa có âm thanh hay nhất của Analogue Productions mà tôi từng nghe, vì nó không thấy gớm".
Đĩa cuối cùng là của Hãng Public Domain Recordings do Tom "Grover" Biery, một nhân viên kỳ cựu của Warner Bros, thành lập với phương châm làm đĩa giá rẻ hơn so với mặt bằng chung. Port nhận xét đĩa này xài được nhưng nhạt.
Port đặt ra khái niệm hot stamper - đĩa nghe hay hơn các phiên bản khác của cùng album. Không có đĩa nào trong ba đĩa trên đạt chuẩn này. Port sau đó đồng ý nghe thêm hai bài trên đĩa của Electric Recording, nhưng tình hình chẳng tốt hơn. Tôi đề nghị trợ lý của Port chỉnh lại tay cần của máy hát, nhưng ông la lên: "Chẳng có gì sửa được cái đĩa này đâu. Nó là đồ vứt đi và [tay chủ hãng] nên tự biết xấu hổ".
Có cái gì đó hấp dẫn trong cách Port kiên quyết không chịu khen bất cứ thứ gì được dập trong thời hiện đại, hoặc thử dùng một nguồn âm thanh kỹ thuật số (ông thậm chí không nghe nhạc trong xe hơi vì hệ thống âm thanh không thể bằng phòng thẩm nhạc của mình).
Neil Young từ lâu đã ám ảnh với việc theo đuổi những thanh âm tuyệt hảo. Trong nhiều năm liền, ông chỉ trích những nhà cung cấp audio độ phân giải thấp và cố gắng nâng cấp chất lượng những thứ chúng ta nghe trực tuyến hoặc tải về. Ông cũng sẽ dùng băng cassette cho các sản phẩm phát hành lại, bất cứ khi nào có thể.
Ông kể với tôi về lần đầu tiếp xúc với công nghệ số trong ngành thu âm. Đó là cuối thập niên 1980, Young đang ở phòng thu với nhóm Crazy Horse, cùng sản xuất album Ragged Glory. Young hào hứng với công nghệ mới lúc đó vốn cho phép cắt cúp các bản nhạc trên máy tính. Rồi ông nghe lại bản ghi sau lần thu đầu. Các file âm thanh điện tử là một thảm họa.
"Nó làm đau tai tôi, giống như bị bắn bằng một khẩu súng máy bắn đá viên" - ông mô tả.
Thật ra, CD không phải là tội ác chống lại bản chất âm thanh. Sự thành công của sản phẩm này thật sự đã dẫn đến nhiều thay đổi lớn. Đột nhiên, những nhà công nghệ, chứ không phải những kẻ cuồng nhạc, nắm quyền chủ động.
Họ khai thác psychoacoustics (tâm lý thanh học) - lĩnh vực nghiên cứu cách con người cảm nhận âm thanh và thính học. Ý tưởng ở đây là đôi tai của chúng ta có thể che giấu những khiếm khuyết trong bản ghi âm. Những gì chúng ta nghe không chỉ là những gì được thể hiện, mà còn là cách chúng ta diễn giải nó.
Những người theo trường phái tâm lý thanh học biết rằng có thể lấy đĩa gốc và bỏ bớt nhiều thứ sao cho nó đủ vừa vào các thiết bị di động, tức nén thành file MP3. Sự hài lòng sẽ đến từ tính di động của trải nghiệm nghe, chứ không phải âm thanh.
Jonathan Weiss, nhà sáng lập hãng sản xuất thiết bị giải trí tại gia Oswalds Mill Audio, có một máy hát trị giá 363.000 USD, dùng một số linh kiện có trong hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo của quân đội Hoa Kỳ, với dàn loa cao hơn 2,1 mét. Weiss cho rằng "không có thứ gì gọi là âm thanh hoàn hảo".
Port và nhiều dân chơi âm thanh chế nhạo rằng cuộc truy tìm âm thanh hoàn hảo của tôi là vô vọng, rằng hệ thống của tôi sẽ chẳng bao giờ chơi được đủ hay vì tôi không sẵn sàng chừa chỗ đủ rộng cho các dàn loa phù hợp như của Weiss (Tom Cruise cũng sắm một bộ tương tự).
"Đôi khi niềm vui của âm nhạc bị lấn chiếm bởi niềm vui của xây dựng hệ thống âm thanh" - Tony Stott, trưởng bộ phận tiếp thị sản phẩm của Hãng Cambridge Audio, nói. Stott cũng thừa nhận rằng "nghe nhạc chất lượng cũng giống sở hữu một đội đua công thức I. Bạn sẽ tốn một triệu bảng để xe có thể chạy hết một vòng trong 2 phút, nhưng sẽ tốn 10 triệu bảng để chạy nhanh hơn thế chỉ 1 giây".
Tuy nhiên "cách nghe" ngon chưa đủ, "của nghe" cũng phải tốt. "Nạp rác vào thì sẽ phát ra rác. Không phải nói Spotify là đồ bỏ đi, họ có vị trí riêng của mình, cực kỳ tiện lợi và tuyệt vời để nghe nhạc khi đi xe hơi, nhưng khi bạn đã có file độ phân giải cao và đưa nó vào một bộ chuyển DAC (từ digital sang analog), sẽ có sự cải thiện rất lớn" - Stott giải thích.
Với tôi, sự cải thiện đó đến từ Qobuz - một dịch vụ nhạc số chất lượng cao của Pháp thành lập năm 2007 và đến nay lượng người dùng chỉ bằng một phần nhỏ của Spotify.
Trong gần 1 năm qua, tôi đã trả 12,99 USD cho Qobuz mỗi tháng, trong khi vẫn giữ thuê bao Spotify. Chỉ cần mở cùng một bản nhạc, chẳng hạn Gimme Shelter của Rolling Stones, trên Qobuz và Spotify thì bạn sẽ nghe thấy sự khác biệt rõ ràng.
Tôi hỏi Michael Fremer, cây bút tiên phong về giới audiophile: "Ông có nghĩ là có âm thanh hoàn hảo không". Và ông lắc đầu: "Có những đĩa hết sức tuyệt vời, nhưng chúng chỉ là đĩa hay thôi. Hoàn hảo ư? Tôi còn không biết nó có nghĩa là gì".
Tôi nhắc ông nhớ khi chúng tôi gặp nhau lần đầu, tại một bữa tiệc âm thanh ở New York do T Bone Burnett tổ chức để mọi người cùng nghe bản thâu âm lại của bài Blowin’ in the Wind của huyền thoại Bob Dylan mà ông ta đang đấu giá. Tôi tự hỏi liệu có phải trong phòng thu đó, chúng tôi có lẽ đã tìm thấy âm thanh hoàn hảo không.
Burnett đã nhanh chóng bác ý tưởng này, còn Fremer thì trở nên phấn khích khi nghe tôi kể lại. Ông lao vào chồng đĩa than và lôi ra một đĩa dập ở Nhật của album 1963 Newport Folk Festival. Trong này cũng có Dylan hát bài Blowin’ in the Wind, với phần bè của Joan Baez, nhóm Freedom Singers, Pete Seeger, Peter Paul và Mary.
Hai chiếc micro đã ghi lại phần biểu diễn trực tiếp đó. Nhạc cụ duy nhất là chiếc guitar acoustic của Dylan. Chiếc đĩa này không được ghi âm bằng kỹ thuật half-speed hay dùng vinyl tinh khiết.
Nó cũng không phải thuộc một bản phát hành lại có giới hạn được tung ra lúc nửa đêm. Đó là một chiếc đĩa bình thường về mọi mặt, trừ thứ phát ra từ loa. Ta có thể nhắm mắt lại, nghe tiếng Baez vang lên từ sau Dylan và có được thứ, dù hoàn hảo hay không hoàn hảo, mà ta sẽ muốn nghe đi nghe lại.
Một nhiếp ảnh gia chụp chân dung một người nổi tiếng, sau đó một họa sĩ dựa vào tấm ảnh chân dung này để sáng tạo ra những bức tranh khác. Hỏi bản quyền thuộc về ai, tác phẩm phái sinh có phải xin phép chủ tác phẩm gốc? Nếu bán tranh, họa sĩ có phải chia tiền thu được cho nhiếp ảnh gia?
Với một người bình thường, phán xử tranh chấp này tương đối rõ: cho dù bản quyền tranh thuộc về họa sĩ, anh ta phải ghi nhận sự đóng góp của nhiếp ảnh gia và chia thù lao sòng phẳng. Nhưng trong cuộc đời thật, một tranh chấp y như thế phải đưa lên tới tận Tòa án tối cao Mỹ vì các tòa bên dưới không tìm được tiếng nói chung.
Lynn Goldsmith nổi tiếng là người chụp ảnh các ca sĩ nhạc rock, ảnh của bà được dùng làm bìa hàng trăm album nhạc. Năm 1981, bà được tạp chí Newsweek ký hợp đồng chụp một loạt chân dung ca sĩ Prince, sự nghiệp lúc này cũng bắt đầu cất cánh.
Goldsmith chụp hình Prince tại các buổi diễn, đưa ca sĩ về phòng chụp của bà và trang điểm cho Prince theo phong cách riêng để cho ra một tác phẩm chân dung mà theo bà lột tả được sự dễ tổn thương của Prince.
Newsweek chọn các tấm hình bà chụp tại các buổi diễn và không dùng hình chân dung. Goldsmith lưu giữ hình để sau này xuất bản hay cấp phép nơi khác sử dụng.
Chân dung Prince do Lynn Goldsmith chụp năm 1981 và 16 bức tranh lụa do Andy Warhol sáng tạo, dựa theo tấm ảnh này. Ảnh: Tòa tối cao Hoa Kỳ
Ba năm sau, Prince đã thành một ngôi sao làng nhạc rock; tờ Vanity Fair ký hợp đồng với họa sĩ Andy Warhol vẽ hình anh minh họa cho một bài viết họ chuẩn bị đăng.
Quay lại chuyện Vanity Fair thuê Warhol vẽ hình Prince. Tờ báo trả cho bà Goldsmith 400 USD mua quyền sử dụng tấm hình bà chụp, có hứa bằng văn bản chỉ sử dụng hình ảnh này cho một lần duy nhất trên tờ báo. Sau đó, Vanity Fair trao tấm hình cho Warhol, nói ông hãy sử dụng hình này làm điểm tham khảo.
Cũng như với hình Marilyn, Warhol dựa vào tấm hình của bà Goldsmith rồi dùng kỹ thuật in lụa tạo ra 14 bức tranh chân dung Prince, chủ yếu dùng màu khác nhau và hai phiên bản vẽ bằng bút chì rồi đăng ký bản quyền dưới tên ông.
mất năm 1987 nhưng 16 bức chân dung Prince đã được bán, kể cả hàng loạt phiên bản in lại, đem về cho Quỹ hỗ trợ nghệ thuật Andy Warhol Foundation hàng trăm triệu đô la Mỹ.
Sau khi Prince qua đời năm 2016, Vanity Fair quyết định dùng tranh Orange Prince làm bìa trên số tưởng niệm ca sĩ này và trả cho Andy Warhol Foundation 10.250 USD tiền bản quyền sử dụng tranh.
Bà Goldsmith không được ghi nhận cũng không nhận được đồng thù lao nào. Bà quyết định kiện Foundation, cho rằng Warhol đã vi phạm bản quyền của bà, rằng Foundation nợ bà nhiều triệu USD tiền tác quyền chưa thanh toán.
Phía Foundation phản bác rằng không những Warhol đã đăng ký bản quyền các bức tranh, ông còn xử lý hình nguyên thủy của Goldsmith theo cách "biến đổi" hoàn toàn như cắt cúp, thay đổi kích thước và góc nhìn của gương mặt, thay đổi ánh sáng và chi tiết, thêm các lớp màu sáng... để biến bức chân dung thành một tác phẩm mỹ thuật, không còn tính dễ tổn thương như Goldsmith nói nữa mà là "một gương mặt như đeo mặt nạ, vô hồn".
Hai tòa án cấp thấp cũng có ý kiến khác nhau. Một tòa liên bang tại Manhattan phán tranh của Warhol đúng là mang tính "biến đổi" vì nó phát đi thông điệp khác với hình nguyên thủy, y như lập luận của phía Foundation. Thẩm phán cho rằng mỗi bức tranh Prince đều dễ dàng nhận ra là của Warhol, chứ không ai nói chúng là hình Goldsmith chụp.
Nhưng tòa phúc thẩm không đồng ý với phán quyết này, cho rằng quan tòa không được khoác cho mình vai trò phê bình mỹ thuật hay tìm cách khẳng định ý nghĩa của tác phẩm đang tranh chấp.
Ba thẩm phán ngồi ghế phúc thẩm nhận định tác phẩm mới rõ ràng là xuất phát từ tác phẩm nguyên gốc vì vẫn giữ nguyên các yếu tố nền tảng. Cuối cùng, vụ việc lên bàn của các thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ.
Tòa án tối cao Mỹ đứng trước một quyết định khá khó khăn. Luật sư phía Foundation áp dụng nguyên tắc "sử dụng hợp lý" (fair use) để cho rằng các bức tranh của Warhol không vi phạm luật bản quyền khi dùng ảnh của Goldsmith nhưng sáng tạo ra cái mới, ý nghĩa mới.
Tuy nhiên thế nào là ý nghĩa mới, ai có quyền nhận định cái này là mới và cái kia là cũ? Nếu các thẩm phán đưa ra các nhận định về ý nghĩa bức tranh, họ sẽ rơi vào chỗ đóng vai trò một nhà phê bình mỹ thuật mà tòa phúc thẩm từng chê bai.
Thực tế cuộc tranh luận vừa được tổ chức vào ngày 12-10 đã diễn ra như thế. Chánh án John Roberts Jr. nói: "Không như tấm hình của Goldsmith, [tranh] Warhol gửi đi thông điệp về sự phi cá nhân hóa của văn hóa hiện đại và vị thế người nổi tiếng".
Thẩm phán Elena Kagan thì cho rằng thành công của Warhol nằm ở chỗ tác phẩm của ông bổ sung ý nghĩa cho tác phẩm nguồn. Bà đặt câu hỏi: "Vì sao viện bảo tàng trưng bày [tác phẩm của] Andy Warhol? Họ trưng bày Andy Warhol vì ông là một nghệ sĩ "biến đổi", vì ông lấy các tấm hình và ông bắt chúng mang một ý nghĩa hoàn toàn khác".
Nhưng thẩm phán Samuel Alito Jr. lại nghĩ khác. Ông chất vấn luật sư của Foundation: "Tòa án làm sao xác định mục đích của thông điệp hay ý nghĩa một tác phẩm nghệ thuật như tác phẩm nhiếp ảnh hay hội họa?"
Tranh luận như thế là bởi nếu Tòa án tối cao Mỹ phán quyết cho Goldsmith thắng, không những Foundation sẽ phải trả cho bà những khoản tiền lớn mà từ nay vô số tác phẩm nghệ thuật hiện đại sẽ bị xem là vi phạm bản quyền một cách dễ dàng nếu bị kiện.
Ngược lại, nếu cho phía Foundation thắng, xem như chuyện bản quyền sẽ bị vô hiệu hóa trước muôn vàn phiên bản bắt chước, chỉ cần chỉnh sửa đôi chút cho có "ý nghĩa mới" như tô màu khác cho các nhân vật Avengers rồi sử dụng chúng một cách thoải mái hay cho nhân vật Darth Vader khét tiếng trong Star Wars thành một anh hùng là xong nghĩa vụ bản quyền.
Có lẽ các vị thẩm phán do yếu tố tạo ra tiền lệ nên bàn luận kỹ lưỡng, soi rọi đủ góc cạnh các yếu tố liên quan đến bản quyền cũng như chuyện "sử dụng hợp lý".
Chứ nếu cứ theo lẽ thường tình, Warhol dù có sáng tạo gì đi nữa trên thực tế cũng đã dựa vào tác phẩm gốc của Goldsmith. Nếu phải chia một tỉ lệ nào đó tiền bản quyền cho bà cũng như ghi nhận sự đóng góp của bà, âu đó cũng là lẽ thường tình.
Chưa rõ lúc nào thì Tòa án tối cao Mỹ đưa ra phán quyết sau cùng về vụ tranh chấp bản quyền này.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận