01/02/2006 15:43 GMT+7

Chợ đình Bích La - huyền thoại chợ một ngày...

LÊ ĐỨC DỤC
LÊ ĐỨC DỤC

TTO - Có một mảnh làng là niềm tự hào của người Quảng Trị, như người xưa vẫn truyền: địa linh sinh nhân kiệt: làng Bích La. Nhìn vào sử làng người ta nghe âm vang tên tuổi những danh nhân.

Cbe9zL65.jpgPhóng to

Dù ngày mùng 3 Tết trời mưa rét vẫn không vì thế mà dân làng không đến chợ. Ảnh: L.Đ.D

TTO - Có một mảnh làng là niềm tự hào của người Quảng Trị, như người xưa vẫn truyền: địa linh sinh nhân kiệt: làng Bích La. Nhìn vào sử làng người ta nghe âm vang tên tuổi những danh nhân.

Làng thuộc xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) - quê hương của cố Tổng bí thư Lê Duẩn, cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của một họa sư lừng danh thế giới: Lê Bá Đảng.

Nhưng làng Bích La không chỉ vinh danh bởi những danh nhân. Đất này còn có một phiên chợ quê hiếm có chỉ họp mỗi năm một lần ngày mùng 3 Tết. Và khái niệm phiên chợ đình Bích La như một thương hiệu riêng của làng ẩn chứa những vỉa tầng văn hóa mà không phải làng quê nào cũng có được.

Tương truyền rằng, nơi đình làng Bích La xưa có một con rùa vàng sinh sống, hàng năm vào sáng mồng ba tết Nguyên Đán dân làng đến thắp hương, dâng hoa ở đình làng và xem rùa nổi lên quanh hồ, đó chính là điềm báo tốt lành cho một năm mưa thuận gió hoà, dân làng làm ăn phát đạt, thịnh vượng.

ViDHMUYW.jpgPhóng to
Bên cạnh bàn cờ tướng của các kỳ thủ trung niên có cả các chú bé đấu trí bằng cờ vua để góp vui cho phiên chợ đình. Ảnh: L.Đ.D
Bỗng một năm hồ nước trước đình làng trở màu đục, rùa vàng không xuất hiện, dân làng tỏ ra lo ngại sẽ gặp điềm xấu. Quả nhiên năm đó mùa màng thất bát, thiên tai hoành hành, lụt to bão lớn. Sau lần đó dân làng nghĩ ra cách hàng năm cứ vào sáng mồng 3 Tết Nguyên Đán phải mở hội lớn.

Khoảng canh tư (từ 3 giờ sáng) dân làng không ai bảo ai lần lượt kéo nhau tụ tập về quanh hồ đình làng trống giong cờ mở, đèn đuốc sáng trưng, gõ mõ đánh thanh la thức rùa vàng dậy, bơi lội trên mặt hồ để ban phát cho dân làng vận may phát tài phát lộc. Và quả thực rùa vàng dưới hồ nổi lên, năm đó lại mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cuộc sống yên vui, hạnh phúc.

Và cứ thế hàng năm vào sáng mồng 3 tết Nguyên Đán, dân làng Bích La lại hội tụ về đình làng thắp hương khấn lễ đầu năm và trẩy hội. Chính từ sự hội ngộ đầu năm đông đúc và mong ước cầu tài cầu lộc nên dân làng hình thành nên phiên chợ: phiên chợ đình làng Bích La ra đời và mấy trăm năm nay trở thành truyền thống của làng.

ENiPWKrd.jpgPhóng to 2DP4flpn.jpg
Một ông đồ “tân thời” cho chữ thư pháp ngày xuân. Ảnh: L.Đ.D

Trong sân đình có một dãy miếu thờ. Đây cũng là dịp các vị bô lão trong làng ra cúng kiếng cầu cho mưa thuận gió hòa. Ảnh: L.Đ.D

J7C6sWsh.jpgPhóng to
Dấu chân Giao chỉ. Ảnh: L.Đ.D

Năm 1992, cũng tại nơi này, họa sĩ Lê Bá Đảng đã về quê bày biện tranh của mình trên những vuông cỏ sân đình để tạ ơn làng. Và du xuân về chợ đình Bích La không thể không ghé thăm ngôi nhà làng quê của họa sĩ.

Nghe bảo căn nhà của ông ở Paris là cả nguyên một tầng lầu trên cùng của một chung cư rất hoành tráng và sang trọng. Còn ngôi nhà làng quê của ông ở không xa đình Bích La lại giản dị và khiêm nhường mang vác niềm biết ơn ruộng đồng trong hình ảnh người nông dân vác cuốc trong bức bình phong rất... Lê Bá Đảng.

Và nghệ thuật của ông cũng có mặt trong ngôi nhà làng quê này với hình ảnh những “hạt gạo”, “dấu chân Giao Chỉ”.

LÊ ĐỨC DỤC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên