* Nữ tiếp viên thay phi công lái máy bay
![]() |
Một đội máy bay F-15 của không quân Hàn Quốc - Ảnh: Airforce.mil.kr |
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết chiếc máy bay F-5 xuất hiện lần cuối cùng trên rada ở khoảng cách 1,8 km so với căn cứ Không quân Hàn Quốc ở bờ biển phía đông nước này sau một chuyến bay tập buổi sáng.
Các đội cứu hộ đã tìm thấy thi thể hai viên phi công trên biển, ở địa điểm máy bay rơi. Hiện Không quân Hàn Quốc đang mở cuộc điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định không có dấu hiệu cho thấy CHDCND Triều Tiên đứng đằng sau vụ việc.
Trước đó, hồi tháng ba, hai chiếc F-5 của Hàn Quốc cũng gặp nạn làm ba phi công thiệt mạng. Loại máy bay chiến đấu siêu thanh F-5 do công ty Northrop Grumman sản xuất và tung ra thị trường từ đầu thập niên 1960, vẫn đang đóng một vai trò quan trọng trong không lực nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Brazil, và Thái Lan.
Theo Reuters, những chiếc máy bay F-5 gặp nạn được lắp ráp tại Hàn Quốc.
* Theo CNN, một tiếp viên hàng không hãng American Arlines đã được tôn vinh như một người anh hùng sau khi lái thay cho một viên cơ phó bị bệnh, đưa một chiếc máy bay Boeing 767 chở 225 hành khách và bảy thành viên phi hành đoàn hạ cánh an toàn.
![]() |
Nữ tiếp viên hàng không Patti DeLuna- Ảnh: Chicagotribune |
CNN cho biết sau khi bay được một giờ, cơ trưởng Jim Hunter của chuyến bay 1612 của American Airlines từ San Francisco đến Chicago nhận thấy cơ phó đã bị bệnh nặng với các triệu chứng như bệnh cúm.
Phi hành đoàn đã kiểm tra danh sách xem có ai là phi công hay không, nhưng không tìm ra bất cứ ai. Trong khi đó, nữ tiếp viên Patti DeLuna, 61 tuổi, lại có bằng lái máy bay, nhưng đã không lái máy bay trong suốt 20 năm qua. Dù vậy, cơ trưởng vẫn đề nghị bà DeLuna thế chỗ cho viên cơ phó.
“Tôi làm cơ phó trong khoảng 1g 30 phút trước khi máy bay hạ cánh”, CNN dẫn lời bà DeLuna. “Lúc đầu, tôi đã trao đổi rất nhiều với cơ trưởng để làm quen với buồng lái”. Câu đầu tiên mà bà hỏi viên cơ trưởng là “phanh máy bay ở đâu”.
Rất khiêm tốn, bà DeLuna khẳng định mình chẳng phải là anh hùng, mà đơn giản chỉ muốn cố gắng là một thành viên tích cực trong phi hành đoàn. “Cơ trưởng làm hầu như mọi việc, tôi chỉ theo dõi giao thông trên không và lắng nghe thông tin từ đài kiểm soát không lưu để hỗ trợ ông ấy”.
Đại diện American Airlines cho biết buồng lái chiếc Boeing 767 rất phức tạp với nhiều máy vi tính, do đó cần hai phi công, đặc biệt là khi máy bay hạ cánh xuống một sân bay đông đúc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận