![]() |
Bác Hồ ở Phủ chủ tịch (7-1957) - Ảnh tư liệu |
Qua đó tôi đã phần nào hiểu được sự chịu đựng quá sức tưởng tượng của nhân dân: cùng sinh ra kiếp con người, cũng có một nền văn hóa, cũng có một đất nước mấy ngàn năm lịch sử, vậy mà phải chịu dốt nát, phải chịu đem thân làm nô lệ và phải chết đói trên quê hương mình thì có nỗi đau khổ nào hơn.
Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, sớm nhận thức được cảnh nước mất nhà tan, xác lập ý chí đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành hiểu hơn ai hết mong ước lớn nhất của đồng bào ta lúc bấy giờ là độc lập tự do, là cơm ăn áo mặc, là được học hành.
Tháng 7-1920, lần đầu tiên đọc luận cương của V.I.Lênin “Về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” đăng trên báo L’Humanité, ngồi một mình trong phòng mà Nguyễn Ái Quốc đã trào nước mắt, hô to lên như đang diễn thuyết trước đông đảo quần chúng: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.
Đề thi tháng thứ hai (từ 10-7 đến 10-8-2007) Năm 1946, khi trả lời câu hỏi của các nhà báo về điều mong muốn của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Bạn hãy viết suy nghĩ của mình về tấm gương suốt đời phấn đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài dự thi không quá 1.000 chữ, gửi email: theoguongbac@tuoitre.com.vn, hoặc qua bưu điện đến địa chỉ: báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. |
Luôn đau đáu trong tâm trí mong ước của quần chúng lao khổ nên suốt cuộc đời phấn đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, Bác Hồ luôn đặt hạnh phúc của nhân dân lên trên hết.
Sau ngày tuyên bố độc lập, nói chuyện tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết vào ngày 10-1-1946, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta tranh đấu được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân ăn no, mặc đủ... Tôi mong rằng các ngài hãy đem hết tài năng và tri thức giúp Chính phủ về mặt kiến thiết để đạt cho được mục đích làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở và học hành”.
Lịch sử cũng sẽ mãi mãi ghi dấu ấn về một lãnh tụ vĩ đại, một danh nhân văn hóa thế giới mà trước khi qua đời “chỉ tiếc là không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” và còn dặn dò: “chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân” (Di chúc).
Ham muốn là bản năng vốn có trong mỗi con người. Có những ham muốn bình dị, có những ham muốn cá nhân tầm thường, ích kỷ. Nhưng có sự ham muốn vượt lên trên mọi người, mọi thời đại, đó là ham muốn của người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người - Ham muốn của Bác Hồ. Ham muốn xuất phát từ trái tim, không mong muốn điều gì cho cá nhân, chỉ mong đồng bào mình vơi đi khổ cực.
Vì độc lập tự do, vì muốn có cơm ăn áo mặc và được học hành nên bao người dân Việt Nam đã gác lại những mơ ước riêng tư, hi sinh cả tuổi thanh xuân và máu xương của mình vì lợi ích của dân tộc. Nước ta sau hơn 30 năm hoàn toàn độc lập, kinh tế đang phát triển, nhiều người đang giàu lên nhanh chóng.
Nhưng trên con đường đi lên xán lạn ấy vẫn còn không ít những vấn nạn. Vẫn còn những mảnh đời, những người đang hằng ngày vật lộn với cuộc mưu sinh mà cơm vẫn không đủ bữa. Lại xuất hiện thêm những hình thức tội phạm mới, những người băng hoại đạo đức, lối sống, gây nhiều hậu quả lớn về kinh tế, xã hội...
Lại một mùa hè nóng bức sắp đi qua. Chỉ còn một tháng nữa là đến ngày tựu trường nhưng đang có nhiều học sinh con em những gia đình nghèo không thực hiện được ước mơ học tập của mình vì học phí ngày một tăng! Tôi chợt nghĩ nếu những cán bộ, đảng viên sống xa hoa, lãng phí, đang vì những ham muốn cá nhân, ích kỷ mà chớm trở thành những kẻ quan liêu, tham ô, hối lộ, dối trá... kịp thức tỉnh trước ham muốn cao cả của Bác, trước những tấm gương “vì nước quên thân, vì dân quên mình” của các thế hệ đi trước, thì hoài bão “đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” sẽ sớm thành hiện thực.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận