![]() |
Tấm ảnh du kích quân huyền thoại Che Guevara do nhiếp ảnh gia Cuba Alberto Korda chụp ngày 5-3-1960 tại Havana |
"Nếu như anh cảm thấy run lên trước nỗi bất công trên thế giới này thì anh là đồng chí của tôi".
TTO tặng bạn đọc 40 cuốn Nhật ký Che GuevaraNhật ký Che Guevara
---------------------------------------------
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Khi Ernesto Guevara, còn được biết đến với tên Che, bị giết hại tại rừng già Bolivia tháng 10-1967 cũng là lúc anh trở thành vị anh hùng trong trái tim của thế hệ chúng tôi, không chỉ ở khu vực Mỹ Latin mà còn trên toàn thế giới.
Giống như mọi thiên anh hùng ca khác, câu chuyện về vị bác sĩ Argentina vô danh từ bỏ sự nghiệp và xa tổ quốc của mình để theo đuổi lý tưởng đấu tranh giải phóng giai cấp bần cùng bắt đầu bằng một chuyến hải trình.
Năm 1956, cùng với Fidel Castro và một nhóm người khác, Che đã vượt qua vùng biển Caribbean trên con tàu Granma ọp ẹp, thực hiện một sứ mạng “điên rồ” là xâm nhập Cuba, lật đổ nhà độc tài Fulgencio Batista. Bị sa lầy, mất gần hết các chiến hữu, những người sống sót cuối cùng đã tìm được đường đến Sierra Maestra. Trải qua hơn hai năm chiến tranh du kích, Guevara đã thể hiện được tài năng và lòng can đảm phi thường của mình. Từ đó anh được phong là “tư lệnh”.
Sau cùng, những người khởi nghĩa cũng tiến vào Havana, bắt đầu xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và duy nhất ở châu Mỹ. Đó mãi mãi vẫn là những nhân vật vĩ đại. Che, người khổng lồ dũng cảm dám đương đầu với Yankee, kẻ nắm quyền lực thống trị thế giới.
![]() |
![]() |
Những người nhập cư biểu tình ở Portland (Mỹ) ngày 1-5-2007 với ảnh chân dung của Che Ảnh: AP | Tinh thần Che bất diệt. Những người dân Bolivia với đầy vẻ tự hào đã đến tưởng niệm 40 năm ngày mất của anh tại Vallegrande hôm 5-10-2007 -Ảnh: Reuters |
Quyết định hành quyết Che ở tuổi 39 tại Vallegrande chỉ làm tăng thêm tầm vóc huyền thoại của anh. Và anh đã tái sinh, những thanh niên hô vang điều đó ở cuối thập kỷ 60; tôi có thể nhớ như in những lời ấy trên đường phố Santiago, Chile, trong khi khắp châu Mỹ Latin gào thét: “Chúng ta sẽ không bao giờ để anh bị lãng quên!”.
Hơn 30 năm trôi qua, người anh hùng vẫn còn sống mãi trong ký ức mọi người nhưng không theo cách mà chúng ta hằng tiên đoán. Che có mặt ở khắp mọi nơi: anh nhìn chúng ta từ tách cà phê và trên apphich, trong tiếng leng keng của xâu chìa khóa và nữ trang, xuất hiện bất thần trong các bài nhạc rock, opera và các cuộc triển lãm nghệ thuật.
Trong thời đại của sự thống nhất và liên minh không vững chắc này, hình ảnh huyền hoặc của một kẻ phiêu lưu luôn vượt qua mọi biên giới. Anh phá bỏ tất cả các giới hạn mà không một lần phản bội lại nguyên tắc cơ bản của mình đã cho giới trẻ hiếu động trong kỷ nguyên mới một sự kết hợp tối ưu, truyền thụ cho họ một nguyên tắc đạo đức hoàn hảo, đồng thời lôi kéo họ đến với sự thôi thúc muốn được đi đây đó.
Đối với những con người không bao giờ theo bước Che, bị chìm ngập trong thế giới đầy hoài nghi yếm thế, sự tự tư tự lợi và nền công nghiệp tiêu thụ điên cuồng này, còn có gì hấp dẫn hơn thái độ khinh bạc của Che đối với những tiện nghi vật chất và những ham muốn tầm thường. Có thể nói rằng đó là phẩm chất riêng biệt độc đáo của Che và không thể có bản sao thứ hai của anh trong thế giới này, đây là điều khiến anh trở nên cực kỳ quyến rũ.
Mặc dù tôi luôn cẩn trọng với những ảnh hưởng to lớn của các vị anh hùng tử vì đạo, tôi vẫn cho phép mình đưa ra lời tiên đoán. Hoặc có thể xem là một lời cảnh báo. Hơn 3 tỉ người trên hành tinh có mức sống dưới 2 đôla một ngày. Và mỗi ngày trôi qua có khoảng 40.000 trẻ em - cứ một giây có hơn một trẻ em - phải chết vì cái đói kinh niên. Họ ở đó, luôn ở đó, trong tình trạng bất công và bất bình đẳng - lý do đã dẫn Che, cách đây nhiều thập kỷ, bắt đầu cuộc hành trình mà đoạn kết của nó là viên đạn và một bức tranh đang chờ đợi anh ở Bolivia.
Theo AP, hôm nay (8-10), Cuba bắt đầu hoạt động tưởng niệm 40 năm ngày mất của Ernesto Che Guevara (9-10-1967 - 9-10-2007) với buổi lễ tổ chức tại ngôi mộ của Che ở Santa Clara, miền trung Cuba. Nhiều nơi trên thế giới cũng tổ chức các hoạt động tưởng nhớ người du kích anh hùng trong Tuần lễ quốc tế tưởng niệm Che. Nhiều chính khách cùng những người yêu mến Che từ khắp thế giới đã đến vùng Vallegrande của Bolivia để tham dự các hoạt động tưởng niệm. Các đại biểu đã tham gia cuộc Gặp gỡ thế giới về tư tưởng nhân đạo và quốc tế của Che, thảo luận về giá trị tư tưởng của Che, và cùng nhau đi bộ 16km từ vùng Vallegrande về làng La Higuera, nơi Che bị hành quyết. Một tượng đồng mới về Che sẽ được dựng tại Argentina, quê hương ông. Trong khi đó Venezuela tổ chức một liên hoan âm nhạc và nghệ thuật để tưởng niệm người du kích huyền thoại. Còn tại Mexico, các sinh viên đã vẽ những chân dung Che khổng lồ trong các nhà ga tàu điện ngầm. Che & những cột mốc Sinh ở Argentina năm 1928, Guevara đi theo tư tưởng Marx sau chuyến lái môtô xuyên Nam Mỹ để tận mắt chứng kiến cảnh sống khốn cùng của người dân. Che gặp gỡ Fidel Castro tại Mexico City năm 1955 và quyết định tham gia phong trào cách mạng. Tấm ảnh du kích quân huyền thoại Che Guevara do nhiếp ảnh gia Cuba Alberto Korda chụp ngày 5-3-1960 tại Havana (ảnh trên). Che đến Bolivia năm 1966 để bắt đầu phong trào du kích mới với ý định tạo ra “hai, ba, nhiều VN” nữa ở châu Mỹ Latin. Ông bị binh sĩ Bolivia bắt ngày 8-10-1967 và bị bắn vào ngày hôm sau ở La Higuera. Hài cốt ông được đưa về Viện bảo tàng Santa Clara (Cuba) năm 1997. |
--------------------------------------
Che chỉ và chỉ có thể là một con người theo nghĩa đúng nhất, một con người có khả năng tạo cảm hứng cho mọi người, là người nuôi dưỡng lý tưởng con người hoàn hảo, luôn tìm kiếm một con người mới, luôn khắt khe với người khác chỉ vì anh luôn khắt khe với chính bản thân mình.
Lâm Nghi, tác giả bài viết trên và bài dịch về Che từ báo Time, hiện đang là SV cao học ngành luật của ĐH Queensland (Úc). Cô kể: “Năm 2004, khi 23 tuổi và vừa tốt nghiệp ĐH Luật TP.HCM tôi “gặp” Che. Thật tình cờ, một lần tôi mượn bạn tôi quyển Fidel Castro và những vụ ám sát của CIA. Tôi muốn biết thêm về Fidel nhưng cuối cùng điều ấn tượng nhất mà tôi tìm được lại là Che Guevara. Tôi quyết định phải đọc Che nhiều hơn. Tôi đã bị cuốn đi cùng anh. Từ đó tôi lên mạng tìm kiếm các tài liệu về Che, tôi tham gia các diễn đàn trên mạng nước ngoài về Che rồi lập blog về Che. Đến cuối năm 2006, tôi tham gia làm admin của website Che-Vietnam.com và thường dịch các bài diễn văn của Che cũng như các bài viết khác về Che”. |
Với tôi Che gần gũi xiết bao. Trên bàn làm việc của tôi, hình Che được lồng trong khung kính. Hằng ngày tôi tìm kiếm ở Che đôi khi là sự động viên khen ngợi, đôi khi là sự an ủi âm thầm, nhưng cũng đôi khi là sự trách cứ không khoan nhượng. Có ai từng trải qua cảm giác đột nhiên mình phải tự đối diện với lương tâm mình một cách đơn độc như khi tôi nhìn vào đôi mắt của Che không? Cảm giác ấy khiến mọi thói tự mãn trở thành lố bịch, mọi tâm trạng dửng dưng trở thành nỗi xấu hổ và mọi biểu hiện đớn hèn trở thành muôn ngàn mũi kim châm vào da thịt.
Người ta thường tìm ở thần tượng những vầng hào quang để tự tô điểm cho cuộc đời mình, nhưng tôi tìm đến Che để buộc mình phải đối diện với chính những yếu đuối, lầm lạc, với chính cái phần tầm thường nhất của bản thân. Che luôn nhắc nhở tôi rằng: “Người ta không bao giờ chắc chắn về điều mà người ta sống vì nó trừ khi người ta sẵn sàng chết vì nó”. Phải, làm sao bạn có thể biết chắc bạn cần điều gì khi bạn chưa sẵn sàng chết vì nó?
Che luôn là như vậy, sống hết mình và sống dấn thân. Anh không ngồi chỉ để cầu nguyện cho những con người đau khổ mà chính anh sẽ đi cùng họ đến tận cùng cuộc chiến đấu, đến tận cùng cái chết và sự vinh quang.
Che không chỉ nói về lòng yêu thương mà Che còn nói với chúng ta về sự căm thù. Và cũng có lẽ với Che, biết cách căm thù chính là phẩm chất cao quí của con người: “Tôi không nghĩ anh và tôi có quan hệ quá gần gũi với nhau, nhưng nếu như anh cảm thấy run lên trước mỗi nỗi bất công trên thế giới này thì anh là đồng chí của tôi”.
Hình dung về Chê Ghêvara
|

Với khẩu A.KNhững viên đạn cài trong băngNhư hàm răng nghiến chặtTôi hình dung Chê đi trong đêmĐầu hơi cúi để nhận hướng từ mặt đấtNhững đống lửa rừng và ngôi sao không tênĐều cháy lên từ tình yêu Tổ quốcTôi hình dung Chê cuộn mình trong cơn sốt rừngThèm một bàn tay vuốt lên vầng tránÔi khi bàn tay người yêu ta bị mười cái đinh nhọn cắmKẻ thù! Nhăn buốt trán Chê vùng đi!Tôi hình dung mắt Chê lấp lánh điều chiChê rủ đất sau trận bom rải thảmÔi đôi mắt có tận cùng ánh sángCủa tình yêu và trang sách Mác xanh tươiTôi hình dung Chê đứng trước cuộc đờiMười họng súng kẻ thù giương tận ngựcTì tay lên cái chết làm diễn đàn“Hãy nhớ lấy lời tôi” - Chê kêu gọi“Nhân loại cần nhiều Việt Nam cho nhân loại!”Tôi đi hoài với những hình dungVề Chê Ghêvara, người nghĩa quânNhư mang một chiếc tây ban cầm trước ngực...Từ mặt đất và trong lòng đấtNơi in sâu những dấu chân du kíchQuê hương tôi, Việt NamTôi bỗng nhận ra trong những dấu chânTrọn vẹn trang nhật ký đời ChêĐã được viết lênTrên mỗi thước đất của loài người đi tới...Tôi hình dung Chê đi trong rừng
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận