14/01/2006 15:29 GMT+7

Châu Âu cáo buộc CIA vi phạm luật pháp quốc tế

T.VY (Theo AP, ABC, Reuters, BBC)
T.VY (Theo AP, ABC, Reuters, BBC)

TTO - Người đứng đầu cuộc điều tra về vụ nhà tù bí mật của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại châu Âu hôm qua đã cáo buộc Mỹ vi phạm luật nhân quyền quốc tế trong khi thực hiện cuộc chiến chống khủng bố.

Jg7k6v1S.jpgPhóng to
Dick Marty nói châu Âu đã làm ngơ trước các hoạt động của CIA
TTO - Người đứng đầu cuộc điều tra về vụ nhà tù bí mật của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại châu Âu hôm qua đã cáo buộc Mỹ vi phạm luật nhân quyền quốc tế trong khi thực hiện cuộc chiến chống khủng bố.

Dick Marty, nhà làm luật người Thụy Sĩ và là người đứng đầu cuộc điều tra này hôm qua (13-1) đã cáo buộc Mỹ vi phạm luật nhân quyền quốc tế và công kích các nước châu Âu đã thụ động và "sai trái" khi đối mặt với các vi phạm này.

“Câu hỏi rằng liệu CIA có thật sự đang hoạt động tại châu Âu? Tôi tin rằng hiện giờ chúng tôi đã có thể trả lời mà không một chút ngờ vực rằng: có”, Marty nói, được AP trích dẫn.

“Chính quyền tại Washington đang cố gắng chống khủng bố bằng các biện pháp nằm ngoài luật pháp cho phép, ngoài các quy định của luật”, ông nói.

Trước đó, Nghị viện châu Âu (EC) ngày 12-1 đã quyết định mở điều tra về những cáo buộc cho rằng CIA đã sử dụng các nước châu Âu để vận chuyển và giam giữ trái phép tù nhân.

Tại một cuộc họp ở Brussels (Bỉ), các lãnh đạo của 7 nhóm chính trị gia tại nghị viện châu Âu và chủ tịch Josep Borrell đã bỏ phiếu ủng hộ thành lập một ủy ban lâm thời bao gồm 46 thành viên để điều tra về các cáo buộc này.

Việc điều tra sẽ không mang tính pháp lý, nhưng ủy ban này sẽ đề nghị các hành động chính trị trừng phạt bất kỳ nước nào được phát hiện có liên quan đến vụ việc sai trái này, bao gồm cả Mỹ.

Cuộc điều tra được giám sát bởi Hội đồng châu Âu, tổ chức giám sát nhân quyền gồm 46 nước, với thời hạn điều tra là 4 tháng. Cuộc điều tra được tiến hành ở cả 25 nước thành viên Liên minh châu Âu và các nước đang ứng cử Romania và Bulgari. Nếu nước nào được phát hiện có liên quan đều sẽ bị cản trở trong việc tham gia EU.

“Có quá nhiều chứng cứ đã bị bỏ qua”, Graham Watson, nghị sĩ quốc hội châu Âu đến từ Anh và là lãnh đạo Liên minh tự do và dân chủ cho biết. “Nếu bất kỳ nước EU nào vi phạm các nguyên tắc nhân quyền, họ có thể bị trừng phạt bằng nhiều biện pháp, bao gồm cả mất quyền bầu cử”, ông nói.

Các cáo buộc cho rằng CIA đã xây dựng các nhà tù bí mật tại Đông Âu được báo cáo lần đầu vào ngày 2-11 trên tờ The Washington Post. Tổ chức giám sát nhân quyền cho biết họ đã có các bằng chứng chi tiết cho thấy CIA đã vận chuyển những người bị tình nghi là đối tượng khủng bố bị bắt giữ tại Afghanistan sang Ba Lan và Romania.

Những nhà làm luật châu Âu đã cáo buộc lãnh đạo khối 25 nước đã không gây sức ép lên Mỹ về các bài báo về vụ nhà tù bí mật của CIA và về việc cơ quan này đã thực hiện nhiều chuyến bay vận chuyển tù nhân bằng không phận và các phi trường của EU.

Các tranh cãi này đã dịu đi vào tháng 12 sau khi các nước EU bày tỏ sự hài lòng với các cam kết trong chuyến công du sang nhiều nước châu Âu của ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice rằng Mỹ đã đối xử với các đối tượng tình nghi phù hợp với luật pháp quốc tế.

Nhưng các báo cáo mới vào tuần này đã lại châm dầu vào lửa khi hôm thứ tư, Thụy Sĩ bắt đầu mở một cuộc điều tra về vụ rò rỉ tài liệu ngoại giao của Ai Cập do các cơ quan bí mật thực hiện, khiến nhiều người càng thêm tin vào các cáo buộc có nhà tù bí mật.

Trong khi đó, Mỹ vẫn từ chối xác nhận hay bác bỏ các cáo buộc về vụ nhà tù bí mật. Họ cũng phủ nhận đã sử dụng các biện pháp tra tấn đối tượng tình nghi.

T.VY (Theo AP, ABC, Reuters, BBC)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên