20/07/2010 07:00 GMT+7

Cây cầu tình nghĩa

NGUYỄN NGỌC HÀ
NGUYỄN NGỌC HÀ

AT - Cô lấy bằng đại học sư phạm vào những năm đầu hòa bình của đất nước. Thời bao cấp, sinh viên mới tốt nghiệp thường phải đi xa. Cô giáo được phân về một vùng núi. Không có sông nhưng có suối, có thác, có ghềnh.

py7mvaD7.jpgPhóng to

Chiếc cầu ván bắc qua con suối

Những người dân tộc khéo léo đã đan những ống tre lại thành chiếc cầu mảnh mai bắc qua con suối chảy xiết. Cầu tre, chỉ một cây tre mỏng manh bắc ngang dòng suối cùng những thanh tre khác được cắm thẳng, để cây tre nữa tựa vào làm tay nâng cho những ai đi qua cầu. Cầu ván là những miếng ván đủ rộng được nối vào nhau cho người đi qua... Tre, ván đã bắc nhịp cầu cho cô giáo đến với đám học trò thân yêu ở vùng cao này.

"Trường" của cô chỉ có năm phòng học cho năm lớp. Trong đó có một phòng được sử dụng cho một lớp học trên mười học sinh đủ mọi lứa tuổi, lần đầu tới trường. Đứa lớn nhất mười lăm, đứa nhỏ nhất sáu tuổi. Thật khó khăn cho cô giáo!

Một lần, cô đi qua con suối nhỏ để đến lớp, chiếc dép dính bùn dẻo, trơn trợt đẩy chân cô ra khỏi chiếc cầu tre. Cô chới với ngã ùm xuống dòng suối. Học trò đi sau cô túa ra. Cô được đưa về trạm xá sau khi uống một bụng no nê nước suối trắng đục.

Sau lần chết hụt của cô giáo, phụ huynh quanh trường tận dụng gỗ dư, mỗi người một miếng, to có, nhỏ có... làm cho cô giáo một cây cầu ván dẫn vào trường học. Cô hỏi học trò nên đặt cây cầu tên gì. Học trò ngơ ngác. Xung quanh suối thác có cầu nhiều đó nhưng chẳng cầu nào có tên. Chiếc cầu đặc biệt này do phụ huynh và học sinh lớn hì hục làm sẽ có tên. Những đôi mắt học trò mở lớn khi nghe cô đọc câu ca dao ngày xưa:

Qua sông ghi nhớ tên cầuHọc trò hay chữ khắc sâu ơn thầy

Cô giải thích ý nghĩa và cho biết mỗi cây cầu phải có tên. Tên cây cầu này là Tình Nghĩa. Học trò vỗ tay bôm bốp. Vâng, chỉ cô trò hiểu nhau thôi!

Thế rồi cũng đến lúc cô giáo phải chia tay học trò, chia tay con đường dẫn vào bản, chia tay cây cầu Tình Nghĩa. Giờ đây khi đi xe qua mỗi cây cầu cô đều nhớ tên. Đất nước mở cửa, nhu cầu đi lại tăng cao, nhiều cây cầu được xây dựng, cô cũng từng đi qua chúng trong những chuyến du lịch. Nhưng trong cô vẫn hoài vọng về chiếc cầu năm xưa. Sau cô chắc đã có thầy cô khác luân phiên về dạy các em.

Cô chợt nhớ câu ca dao ngày nào: Qua sông ghi nhớ tên cầu / Học trò hay chữ khắc sâu ơn thầy. Và hiểu rằng chỉ cần sự tri ân giản dị mà chân tình như chiếc cầu Tình Nghĩa kia thôi cũng đủ làm ấm lòng những người thầm lặng đưa đò sang sông.

dABFn2V8.jpgPhóng to

Áo Trắng số 13 (ra ngày 15-7-2010) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

NGUYỄN NGỌC HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên