09/06/2008 07:24 GMT+7

Cầu Thuận Phước bốn lần nâng vốn

ĐĂNG NAM
ĐĂNG NAM

TT - Với hi vọng làm "sống dậy" bán đảo Sơn Trà đầy tiềm năng nhưng còn cách trở, năm 2003 chính quyền TP Đà Nẵng đã quyết định đầu tư xây dựng cầu Thuận Phước. Thế nhưng đã năm năm trôi qua, cây cầu này vẫn chưa thể hoàn tất. Hậu quả là chủ dự án phải bốn lần xin điều chỉnh vốn.

4vJcFre3.jpgPhóng to
Cầu Thuận Phước đang trong quá trình thi công - Ảnh: Đ.Nam
TT - Với hi vọng làm "sống dậy" bán đảo Sơn Trà đầy tiềm năng nhưng còn cách trở, năm 2003 chính quyền TP Đà Nẵng đã quyết định đầu tư xây dựng cầu Thuận Phước. Thế nhưng đã năm năm trôi qua, cây cầu này vẫn chưa thể hoàn tất. Hậu quả là chủ dự án phải bốn lần xin điều chỉnh vốn.

Ngày 17-1-2003, cầu Thuận Phước khởi công với tổng vốn đầu tư được lập hơn 587 tỉ đồng (từ nguồn vốn xây dựng cơ bản và khai thác quĩ đất của TP). Theo kế hoạch, cây cầu này sẽ được khánh thành đúng vào dịp Đà Nẵng kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng (29-3-2005), thế nhưng kế hoạch đó không thành. Vào thời điểm đó có người cho rằng cầu Thuận Phước sẽ không thể thi công được nữa, bởi lý do trục trặc kỹ thuật mà nguyên nhân là công tác khảo sát địa chất quá kém lẫn bế tắc trong giải pháp thi công. Tuy nhiên, khó khăn đó rồi cũng vượt qua.

Chậm do thời tiết

Năm 2007, người dân TP một lần nữa kỳ vọng sẽ được đi qua cầu nhưng kế hoạch hợp long lại thất bại. Tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng cuối năm 2007, lãnh đạo TP Đà Nẵng phải xin phép nhân dân địa phương cho lùi thêm vài tháng nữa với lý do "không muốn nhanh vài tháng mà lặp lại một trường hợp cầu Cần Thơ thứ hai". Theo đó đến cuối năm 2008 cầu Thuận Phước sẽ thông xe kỹ thuật.

Dự kiến cuối năm hợp long

Cầu Thuận Phước được thi công theo phương án kết cấu dây văng có chiều dài 1.856m, gồm cầu chính dài 650m và hai cầu dẫn ở hai bờ. Cầu do Công ty cổ phần Cơ khí và xây dựng công trình 623 (Bộ GTVT) làm nhà thầu chính, Công ty TNHH cầu Viễn Đông, Thượng Hải (Trung Quốc) làm đơn vị tư vấn kỹ thuật.

Hiện phần hạ bộ, cầu và đường dẫn đã hoàn tất. Dự kiến tháng 7-2008 hoàn thành việc kéo, bó cáp. Tháng 10-2008 lao dầm xong. Nếu thời tiết thuận tiện thì dự kiến cuối năm 2008 cầu Thuận Phước sẽ hợp long.

Thế nhưng đến thời điểm này, nhịp cầu chính bắc qua cửa sông Hàn này vẫn còn "lơ lửng" bởi theo ông Từ Thấu Biên - giám đốc thi công Công ty cầu Viễn Đông, Thượng Hải (Trung Quốc), hiện tất cả đều phụ thuộc thời tiết. Do đó kế hoạch khánh thành cầu đúng vào dịp 29-3-2009 theo dự kiến xem ra rất chênh vênh.

Lý giải nguyên nhân chậm tiến độ, trưởng ban chỉ đạo điều hành dự án xây dựng cầu Thuận Phước Lê Hồng Minh cho rằng: "Nguyên nhân đầu tiên làm chậm tiến độ là thời tiết. Liên tiếp trong những năm gần đây, Đà Nẵng phải gánh chịu quá nhiều bão lũ. Trong khi đó, công trình lại đặt ngay cửa biển, địa chất quá phức tạp... Nguyên nhân kế tiếp không kém phần quan trọng nữa là giá vật tư tăng". Ngoài ra theo ông Minh, việc thi công một công trình với công nghệ hoàn toàn mới ở VN, chưa có định mức chuẩn nào cho công tác thiết kế, thi công... khiến phát sinh nhiều thời gian cho việc điều chỉnh, hoàn thiện.

Tăng vốn để quản lý

Ban đầu vốn dự toán cho cầu Thuận Phước được lập là hơn 587 tỉ đồng, sau đó được nâng lên 650 tỉ. Cuối năm 2007, chủ đầu tư là Sở Giao thông công chính Đà Nẵng tiếp tục đề nghị cho điều chỉnh vốn lên thành 850 tỉ đồng. Tháng 4-2008, Chính phủ đã đồng ý "tiếp sức" cho Đà Nẵng bằng cách phê duyệt hỗ trợ thêm 100 tỉ, nâng mức giải ngân của trung ương cho công trình cầu Thuận Phước lên 460 tỉ đồng. Tuy nhiên, mức đầu tư công trình này không dừng lại đó, giữa tháng 5-2008, Sở Giao thông công chính Đà Nẵng lần thứ tư lập văn bản trình UBND TP Đà Nẵng xin phép được điều chỉnh nâng tổng vốn đầu tư lên 960 tỉ đồng, vượt 60% so với dự toán ban đầu.

Trong khi đó, tải trọng của cầu Thuận Phước chỉ H10 (10 tấn), vì thế dư luận tỏ ra băn khoăn liệu như vậy suất đầu tư của cầu Thuận Phước là quá cao (!?). Một người dân khi biết được tải trọng của cầu Thuận Phước đã chép miệng: "Nghĩa là xe tải, xe du lịch lớn không qua được à?".

Theo ông Lê Hồng Minh, động tác xin điều chỉnh vốn nói trên là để quản lý chứ không phải dùng để làm mức thanh toán cho các nhà thầu. Hơn nữa cầu Thuận Phước là một trong số ít công trình được thực hiện theo cơ chế vừa xây dựng vừa điều chỉnh giá, nên trong hoàn cảnh giá tăng như hiện nay việc điều chỉnh mức đầu tư là dễ hiểu và không quá bất ngờ.

ĐĂNG NAM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên