* Cầu thủ có thể là người hưởng lợi nhưng khi hứng thú của những ông chủ không còn thì đội bóng không tránh khỏi việc suy thoái, thậm chí giải thể. Trong bóng đá chuyên nghiệp, đội bóng phải sống được bằng thu nhập của chính mình chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào túi tiền của các ông chủ. Bóng đá Đức là tấm gương điển hình cách làm bóng đá chuyên nghiệp, lành mạnh.
* Bóng đá nước ngoài họ như những công ty kinh doanh độc lập và phát triển kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác. Do đó họ đủ kinh phí để trả lương cao cho các cầu thủ. Còn ở ta, khán giả lèo tèo vài người đến sân, doanh thu như vậy không đủ trả lương đội ngũ nhân viên của sân bóng chứ chưa nói đến trả lương “khủng” cho cầu thủ. Chúng ta đang lãng phí tiền của cho những thứ vô vị.
* Gần đây, một số doanh nghiệp vô tình đã tạo ra một lớp cầu thủ chỉ biết đá vì tiền, sẵn sàng bỏ đi màu cờ sắc áo... Đây là việc làm hết sức nguy hiểm. Rất mong những doanh nghiệp, những người thật sự có trách nhiệm hãy tỉnh táo. (Minh Bạch)
* Các CLB bỏ tiền treo thưởng, nào là 10 tỉ đồng nếu trụ hạng, nào là 10 tỉ đồng nếu thắng trận... Nếu không có từng ấy tiền nữa thì chúng ta phải xem những người vật vờ đi bộ đá bóng trên sân hay sao? Các cầu thủ VN đã “nghiện” tiền thưởng mất rồi!
* Nếu các CLB không xây dựng mô hình bóng đá trẻ tốt hơn để mang tính kế thừa, việc các cầu thủ “làm giá” để “ngồi mát ăn bát vàng” sẽ không dừng lại ở đấy.Chả trách sao bóng đá VN cứ mãi quanh quẩn trong “ao làng”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận