20/05/2008 01:16 GMT+7

Cái nghèo vẫn đeo đuổi nông dân

DIỆP VĂN SƠN (nguyên phó vụ trưởng, Bộ Nội vụ)
DIỆP VĂN SƠN (nguyên phó vụ trưởng, Bộ Nội vụ)

TT - Đọc thư nông dân Lê Văn Lam gửi cho Thủ tướng và trả lời phỏng vấn của ông với Tuổi Trẻ, chúng tôi cảm thấy không khỏi xót xa, mặc cảm là người có lỗi!

(Phản hồi bài: "Người nông dân gửi thư cho Thủ tướng", Tuổi Trẻ ngày 19-5)

62AlVnnp.jpgPhóng to
Nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng vẫn bị cái nghèo đeo bám. Ảnh: T.T.D.
TT - Đọc thư nông dân Lê Văn Lam gửi cho Thủ tướng và trả lời phỏng vấn của ông với Tuổi Trẻ, chúng tôi cảm thấy không khỏi xót xa, mặc cảm là người có lỗi!
Nghe đọc nội dung toàn bài:

"Họ (doanh nghiệp) làm ruộng cấy lúa trên lưng người nông dân chúng tôi, nông dân mấy chục năm làm lúa cũng chỉ đủ ăn là mừng, trong khi các doanh nghiệp ngồi mát thu tiền tỉ” như vậy thì khẩu hiệu liên kết bốn nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước trên thực tế nhiều khi chỉ nằm trên giấy, chưa đi vào cuộc sống.

Như nông dân Lê Văn Lam nói: "Hạt lúa chỉ giúp họ (nông dân) không đói, chứ không làm cho họ hết nghèo" thì mục tiêu dân giàu nước mạnh… quả thật còn xa vời, cái nghèo vẫn bám, đeo đuổi người nông dân - dù cho họ một nắng hai sương, cần cù - quả là dai dẳng, ngay cả sau mấy thập kỷ cách mạng giải phóng dân tộc đã thành công.

Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập, người nông dân lâm vào tình trạng thiếu tri thức, thiếu cơ hội, thiếu điều kiện tiếp cận với thành tựu tăng trưởng phát triển. Cho nên người nông dân luôn có tâm trạng, và trong thực tế ở chừng mực nào đó, bị gạt ra bên lề sự phát triển của đất nước. Điều này báo chí đã nói đến nhiều rồi.

Người nông dân chúng ta trong thời kỳ cách mạng, chiến tranh vệ quốc là một đội quân chủ lực đóng góp tất cả nhân lực, tài lực cho đất nước, nhưng khi trở về đời sống hòa bình họ bắt tay vào lao động tạo ra hạt lúa bằng chính mồ hôi, công sức đôi khi cả nước mắt nhưng chỉ hi vọng nhận được phần mà mình xứng đáng được nhận. Xin những người có trách nhiệm định ra chính sách nghe thấu tiếng kêu của nông dân.

Mấy đời gắn với cây lúa nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo!

Đọc bài phỏng vấn bác Lam - người nông dân gửi thư cho Thủ tướng - tôi vô cùng xúc động. Gia đình tôi suốt mấy đời gắn liền với cây lúa nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo.

Hiện nay, vật giá leo thang càng đẩy người nông dân chúng tôi đến chỗ túng quẫn. Giá lúa đang có chiều hướng tốt, nhưng chi phí bỏ ra quá đắt đỏ. Chi phí thuê nhân công trong mùa thu hoạch bình quân đến 70.000đồng /người/ngày. Giá vật tư nông nghiệp cũng tăng đến chóng mặt. Gần đây lại xuất hiện phân bón, thuốc trừ sâu kém chất lượng làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch. Nông dân chúng tôi còn phải trả cho các chi phí khác như thuê máy tuốt, cày, xới... và chưa kể đến chi phí sinh hoạt hằng ngày.

Tất cả chỉ dựa vào ba vụ lúa (có nơi chỉ hai vụ) để trang trải trong 12 tháng. Như vậy nông dân có thoát nghèo được không? Có lẽ câu trả lời đã được bác Lam giải đáp trong bài phỏng vấn của Tuổi Trẻ.

Phần lớn nông dân rất ngại nói lên tâm tư nguyện vọng của mình với cấp chính quyền. Nay bác Lam đã mạnh mẽ thay mặt hàng triệu nông dân trình bày những khó khăn và nguyện vọng của bà con nông dân lên Thủ tướng thật quí biết bao. Cảm ơn bác Lam đã mang đến cho những người quanh năm chân lấm tay bùn một tia hi vọng mới...

Hãy thử là… nông dân

Nghe đọc nội dung toàn bài:

Hằng tuần nhiều người trẻ vẫn từ thành phố trở về với nông thôn nhưng không ai muốn ở đó lâu hơn. Ngay cả những người đã từng gắn bó cả đời với ruộng đồng, giờ cũng... chán ruộng. Thanh niên nông thôn tìm mọi cách rời xa mảnh đất ra thành phố làm thuê làm mướn bởi thu nhập từ hạt lúa, củ khoai không đủ nuôi sống họ.

Hãy thử là… nông dân, hãy rẽ vào một lối ngõ, vào một gia đình nông dân và thử ở lại một ngày, một tháng, không kêu gọi sự cảm thông, chỉ mong ai đó thấy giúp nỗi khổ của những người nghèo nhất nước. Đã 20 năm Khoán 10, nhưng vẫn còn đó hình ảnh thường thấy trên đồng ruộng con trâu đi trước, cái cày theo sau. Từ trước tới nay, người nông dân vẫn thường làm kinh tế theo kiểu phong trào. Chuyện trồng cây gì, nuôi con gì, lời hay lỗ đều do người mua quyết định.

Bàn cân đã quá nghiêng ngả, một bên là thụ động, lãnh hậu quả - một bên chủ động, "nắm đằng chuôi". Bởi vậy mới xảy ra tình cảnh được mùa mất giá, mất mùa nợ giục liền cơn. Rồi lại phá bỏ, lại tìm cây gì, con gì khác để rồi cái vòng luẩn quẩn lại diễn ra.

Người nông dân chúng tôi không muốn mình mãi là đối tượng để làm từ thiện. Nói như ông nông dân Lê Văn Lam: "Chúng tôi không mong gì hơn, chỉ hi vọng nhận được phần mà mình xứng đáng được nhận". Làm sao để những người nông dân không còn đi tha hương mà họ có thể làm giàu trên chính mảnh đất, thửa ruộng của họ? - đó là câu hỏi lớn, là đơn đặt hàng bức thiết của cuộc sống. Đừng để người nông dân bất lực trong cuộc trường chinh thay đổi cuộc đời mình.

DIỆP VĂN SƠN (nguyên phó vụ trưởng, Bộ Nội vụ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên