Nếu tôi dạy đủ số tiết theo quy định như của giáo viên THPT thì tôi có được phụ cấp gì không? Nếu tôi dạy dư số tiết thì tiền dạy thêm giờ sẽ tính như thế nào? Những văn bản nào quy định?
(Nguyen T Huyen)
- Tư vấn của Việc làm Online:
Theo Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (được ban hành kèm theo Quyết định số 44 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 3-7-2008 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo), nhiệm vụ của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp là dạy công nghệ, kỹ thuật, dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh học chương trình giáo dục phổ thông.
Phần II Thông tư số 02/2002/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH (hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên trường dạy nghề) quy định chế độ làm việc của giáo viên trường dạy nghề như sau:
STT<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> |
Nội dung công việc |
Tiêu chuẩn giảng dạy | |
Lý thuyết
(tiết/tuần) |
Dạythực hành(giờ/tuần) | ||
I |
Giáo viên dạy nghề |
||
1 |
Dạy lý thuyết kỹ thuật cơ sở, kỹ thuật chuyên môn và nghiệp vụ |
14 |
|
2 |
Dạy thực hành |
21 | |
II |
Giáo viên dạy các môn khác |
||
1 |
Dạy văn hóa |
17 |
|
2 |
Dạy môn chính trị, kỹ thuật cơ sở |
16 |
|
3 |
Dạy lý thuyết tin học, ngoại ngữ |
16 |
|
4 |
Dạy thực hành trên máy vi tính |
24 | |
5 |
Dạy lý thuyết về quân sự và thể chất |
16 |
|
6 |
Dạy kỹ thuật thực hành quân sự, thể dục thể thao |
24 | |
7 |
Dạy các môn chung khác (luật, dân số, môi trường...) |
16 |
Quy ước: 1 tiết giảng dạy lý thuyết 45 phút bằng 1 giờ chuẩn; 1 tiết giảng dạy lý thuyết bằng 1,5 giờ dạy thực hành (1 giờ dạy thực hành 60 phút).
Trường hợp học lý thuyết cần thiết phải ghép lớp có từ 70 học sinh trở lên thì 1 tiết thực giảng ở lớp được tính với hệ số 1,5.
Việc quy đổi một số loại giờ lao động khác ra giờ chuẩn: như soạn đề thi, chấm thi, coi thi…
Ví dụ: soạn một đề thi viết kèm theo đáp án được tính bằng 1 giờ chuẩn; một đề thi vấn đáp kèm theo đáp án được tính bằng 0,25 giờ chuẩn.
Chế độ giảm giờ giảng cho giáo viên: giáo viên dạy 2 môn học khác nhau thì được giảm 1,5 giờ chuẩn/tuần; giáo viên chủ nhiệm lớp: giảm 2 giờ chuẩn/tuần; giáo viên kiêm chủ tịch công đoàn giảm 20-30% khối lượng giờ giảng. Ngoài ra nếu giáo viên còn phải làm một số công việc theo yêu cầu của hiệu trưởng, tùy theo các công việc cụ thể, hiệu trưởng định mức cho từng công việc đó (bạn tham khảo thông tư số 02/2002/TT-BLĐTBXH để được rõ hơn).
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, tùy theo bộ môn mà bạn giảng dạy, chức vụ bạn đảm trách cũng như một số công việc khác mà bạn làm thì bạn có thể tính được tiêu chuẩn giờ giảng của bạn (số tiết/tuần).
Theo Phần I Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23-1-2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính (hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 6-10-2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập):
Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm… được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động nếu đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có hai chữ số đầu của mã số ngạch là 15) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi.
Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp...
Cách tính: mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỉ lệ % phụ cấp ưu đãi.
Nếu bạn thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì bạn được hưởng mức phụ cấp ưu đãi như trên.
Theo Phần I Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23-1-2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính (hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập), nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm... được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động, được hưởng tiền lương dạy thêm giờ phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
a) Đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
b) Phải hoàn thành đủ số giờ tiêu chuẩn và các nhiệm vụ công tác khác theo chế độ làm việc của nhà giáo theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc tính tiền lương tăng giờ:
- Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị, bộ môn thiếu nhà giáo theo định mức biên chế. Đơn vị, bộ môn không thiếu nhà giáo theo định mức biên chế chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, thai sản theo quy định phải bố trí nhà giáo khác dạy thay;
- Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định không quá 200 giờ tiêu chuẩn/năm.
Cách tính tiền lương dạy thêm giờ:
Số giờ dạy thêm = Số giờ tiêu chuẩn thực hiện - Số giờ tiêu chuẩn định mức.
Số giờ tiêu chuẩn thực hiện = Số giờ thực tế giảng dạy được quy đổi theo giờ tiêu chuẩn + Số giờ thực hiện các công việc khác được quy đổi theo giờ tiêu chuẩn (nếu có).
Tiền lương dạy thêm giờ = Số giờ dạy thêm x Tiền lương dạy thêm 1 giờ.
Tiền lương dạy thêm 1 giờ = Tiền lương 1 giờ dạy x 150%.
Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
Tiền lương 1 giờ dạy = (Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm tài chính x 44 tuần): 52 tuần.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận