01/07/2008 05:25 GMT+7

Cách dùng tỏi hiệu quả

TS. NGUYỄN MINH THỦY (ĐH Cần Thơ)
TS. NGUYỄN MINH THỦY (ĐH Cần Thơ)

TT - Cách sử dụng tỏi tốt là đập dập trước khi nấu hoặc xắt lát mỏng do tỏi giữ được các chất tốt hơn tỏi nguyên củ (Eric Block, 1985, Scientific American 252).

Muh5JaPA.jpgPhóng to
Tỏi Lý Sơn, Quảng Ngãi. Ảnh: V.Q.CẦU

Điều này chính là do allicin là chất rất tốt cho sức khỏe lại không hiện diện trong tỏi tươi mà chỉ được tạo thành khi tỏi được xắt lát hoặc đập dập (do enzyme alliinase sẽ hoạt động trên alliin và chuyển chất này thành allicin). Với cách sử dụng này thì dù nấu chín tỏi vẫn duy trì được 50-60% tác dụng dược lý của chúng.

Tuy nhiên allicin là chất không bền nên dễ dàng bị phân hủy nhanh chóng và tạo thành các hợp phần khác. Vì vậy nấu nướng, để tỏi quá già hoặc tác động của các yếu tố khác cũng có thể phá hủy allicin. Freeman và Kodera (1995, Journal of Agricultural and Food Chemistry) cho rằng khoảng 90% allicin có khả năng duy trì sau khi ủ ở nhiệt độ 370C trong 5 giờ trong điều kiện pH 1.2 và 7.5. Các chuyên gia khác khẳng định allicin có trong tỏi không bị phân hủy trong điều kiện nhiệt độ sôi trong ba phút hay trong lò nướng ở nhiệt độ khoảng 2050C.

Các cách sử dụng tỏi hiệu quả và phổ biến nhất là sử dụng tỏi tươi, có thể ăn sống hoặc cho vào nước chấm, tỏi ngâm giấm hoặc rượu tỏi.

Ăn tỏi sống có lợi vì chất allicin có thể được xem là chất kháng sinh tự nhiên có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang miệng. Tuy nhiên ăn nhiều quá cũng không có lợi vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích trực tiếp và chất allicin trong tỏi có thể gây ra chứng tan máu. Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi là hoàn toàn vô hại.

Sử dụng tỏi ngâm giấm hoặc đường cũng rất tốt do trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng lên.

Rượu tỏi cũng là dạng sản phẩm được sử dụng phổ biến. Rượu tỏi có thể được sử dụng 1-2 lần trong ngày với mỗi lần 20-25ml cho tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tỏi ngâm rượu còn có công dụng chữa các bệnh thấp khớp, huyết áp, viêm họng, hen phế quản, trĩ nội, viêm loét dạ dày tá tràng, ăn khó tiêu, ợ hơi...

Nếu tỏi tươi gây mùi khó chịu khi sử dụng thì có thể làm chín tỏi một phần, hoặc sử dụng tỏi bột hay dầu tỏi. Tỏi bột thực tế là tỏi sấy khô nghiền ở nhiệt độ cao, giảm mùi hắc của tỏi nhưng vẫn còn tác dụng. Cũng có thể chọn loại tỏi không quá tươi để giảm mùi hôi. Ngoài ra các cách tốt nữa là ăn ngò vì ngò có tác dụng khử mùi hôi của tỏi hoặc súc miệng ngay, ăn vài lá trà hoặc uống trà, ngậm kẹo hoặc sử dụng các chất khử mùi như kẹo cao su, hoa quả chua (như táo) sẽ làm mất hoặc giảm phần lớn mùi hăng của tỏi…

Ăn tỏi hằng ngày

Nhiều kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy ở bất kỳ dạng nào, tỏi cũng đều là chất sử dụng rất an toàn và hiệu quả trong phòng chống bệnh tật. Với khoảng một hoặc hai nhánh tỏi dùng trong bữa ăn hằng ngày là liều lượng tốt cho sức khỏe.

Ngoài cách ăn tươi (nhai) cùng với thức ăn chúng ta cũng có thể thêm tỏi tươi hay tỏi bột vào các món xúp, thịt, rau… Nếu thường xuyên ăn tỏi sẽ giúp cơ thể phòng chống ung thư nhờ chất allyl sulphur. Tỏi còn có ích với phụ nữ mãn kinh vì rất giàu oestrogen thực vật, giúp giảm nguy cơ ung thư và hạn chế những tác động của hội chứng mãn kinh.

TS. NGUYỄN MINH THỦY (ĐH Cần Thơ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên