07/11/2005 06:05 GMT+7

Bướu máu trẻ em: chữa ở đâu?

NGUYỄN QUANG thực hiện
NGUYỄN QUANG thực hiện

TT - Cháu tôi tám tháng tuổi. Lúc mới sinh cháu có một vết màu đỏ ở đùi, to khoảng 2x3cm, cao hơn mặt da 1-2mm. Sau nhiều lần khám và tái khám ở bệnh viện nhi cấp tỉnh, bệnh vẫn vậy. Xin hỏi bệnh có nguy hiểm và có thể chữa khỏi? Ở TP.HCM có bệnh viện nào chuyên chữa bệnh này? (Bửu Trà - Nha Trang)

z41eak9b.jpgPhóng to
TT - Cháu tôi tám tháng tuổi. Lúc mới sinh cháu có một vết màu đỏ ở đùi, to khoảng 2x3cm, cao hơn mặt da 1-2mm. Sau nhiều lần khám và tái khám ở bệnh viện nhi cấp tỉnh, bệnh vẫn vậy. Xin hỏi bệnh có nguy hiểm và có thể chữa khỏi? Ở TP.HCM có bệnh viện nào chuyên chữa bệnh này? (Bửu Trà - Nha Trang)

TS Nguyễn Thanh Hùng - phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM:Đây có thể là một bướu máu nông, thường phát triển nhanh lúc đầu, sau đó không phát triển thêm và cuối cùng có thể tự khỏi. Khoảng 60% bướu máu nông sẽ tự biến mất lúc trẻ 5 tuổi và 90-95% tự khỏi lúc trẻ 9 tuổi.

Chỉ những trường hợp đặc biệt như bướu máu ở mi mắt gây ảnh hưởng đến chức năng thị giác, bướu máu ở niệu đạo gây ảnh hưởng chức năng đường tiểu, hoặc các bướu máu có biến chứng xuất huyết, nhiễm trùng mới cần can thiệp điều trị. Bạn có thể cho cháu khám lúc 1-2 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 hoặc Nhi Đồng 2, TP.HCM.

_______________________

Bệnh chàm tổ đỉa: uống thuốc hoài?

* Tôi 23 tuổi, bị bệnh chàm tổ đỉa khoảng một năm. Cách đây một tháng, tôi có dùng vitamin C, thuốc bôi Ultracomb và một loại thuốc màu cam không rõ tên trong 10 ngày, kèm cữ ăn trứng, thịt bò, cá biển thì thấy hết. Nhưng khi ngưng thuốc một tuần thì xuất hiện các mụt nước và ngứa trở lại. Tôi rất lo, không lẽ cứ uống thuốc hoài? (N.Hạ - Q.9, TP.HCM)

Bác sĩ Lý Hữu Đức - Bệnh viện Da liễu TP.HCM:Bệnh chàm dạng tổ đỉa rất khó điều trị và thường xảy ra ở lòng bàn tay, lòng bàn chân - những vị trí trong sinh hoạt hằng ngày thường phải tiếp xúc với xà bông, nước... Khi bạn bôi Ultracomb, bệnh thuyên giảm là do tác dụng của chất corticoide trong thuốc, nhưng khi ngừng thoa bệnh sẽ tái phát.

Điều trị bệnh cần kiên nhẫn và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ: tránh tiếp xúc với xà bông, nước tẩy rửa, mang giày bít kín...; nếu ngành nghề có ảnh hưởng đến bệnh như làm việc nhà, thợ xây dựng, uốn tóc... phải tạm ngưng để chữa bệnh. Khi khỏi bệnh, cần đeo găng tay lúc làm việc, mang giày dép thoáng, hạn chế mang vớ; kiêng ăn thức ăn gây ngứa như cá biển, thịt bò, trứng lộn, cua ghẹ...

Nếu bệnh bị bội nhiễm vi trùng sinh mủ, cần kiêng ăn ngọt, nếp... Thuốc dùng: sinh tố PP, thuốc kháng dị ứng theo chỉ định của bác sĩ hoặc kháng sinh chống bội nhiễm (nếu cần).

NGUYỄN QUANG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên