![]() |
Hiện giờ tôi hay thấy khó thở và như có đờm mắc ở cổ nhưng khạc nhổ không ra, rất khó chịu nhất là vào buổi sáng. Tôi muốn hỏi là bệnh bướu cổ có hiện tựợng có đờm mắc cổ như vậy không? Và tôi muốn uống thuốc có cần đi khám trở lại hay cứ mua thuốc theo đơn thuốc cũ? (Bạn đọc)
Trả lời của Phòng mạch online:
- Bướu giáp đơn thuần thường xảy ra ở phụ nữ lứa tuổi đôi mươi. Và nếu bạn đúng là có bướu giáp đơn thuần (một số người gọi là bướu cổ thường) thì việc điều trị là nhằm hạn chế sự phát triển của bướu bằng cách dùng thuốc hormon của tuyến giáp và bổ sung iot nếu trong chế độ ăn bị thiếu iot. Thường việc điều trị này có tác dụng trong 3-6 tháng, sau đó không còn hiệu quả nữa.
Bướu giáp đơn thuần không gây ra khó thở, có thể có cảm giác khó chịu, vướng víu ở cổ. Nếu có biểu hiện khó thở kéo dài hoặc nặng dần, bạn nên đi khám để kiểm tra. Có thể bướu giáp không còn là bướu thường như trước nữa, có thể chuyển thành bướu cường giáp hoặc đang lớn nhanh hơn trước. Nếu không phải do bướu giáp gây ra khó thở thì kiểm tra các nguyên nhân khác gây khó thở, thường là bệnh lý đường hô hấp hoặc bệnh tim mạch.
Bạn nên đi khám để đánh giá lại tình trạng bướu giáp hiện tại cũng như chẩn đoán và dùng thuốc phù hợp với bệnh lý gây ra khó thở, vướng đàm ở cổ. Không nên dùng lại loại thuốc đã cho cách nay hai năm.
* Tôi 53 tuổi, bị cường giáp, TSH =0.06, FREE T3 = 2.66, FREE T4 =1.16, bác sĩ kết luận cường giáp dưới lâm sàng, cho uống Thyrozol 1v/ngày nhưng tôi uống có ba ngày thì bác sĩ phải cho ngưng thuốc vì bị nóng và bứt rứt, khó chịu.
Tôi bị hở van tim hai lá 2/4, nhịp tim nhanh trên 100/phút, thường xuyên chóng mặt và hay có những cơn mệt, bác sĩ cho uống Concor 2,5mg ngày 1v, Vastarel 35mg ngày 2v, điều trị từ tháng 7-2006 đến nay nhưng chưa ổn hẳn. (Hồ Thị Phụng)
- Về tình trạng bệnh tuyến giáp của chị, chẩn đoán cường giáp là phù hợp. Tuy nhiên, cần phải điều tra thêm về nguyên nhân của cường giáp (có thể là siêu âm tuyến giáp và làm thêm xét nghiệm máu để chẩn đoán). Khi đã có chẩn đoán và xác định được nguyên nhân thì cần phải điều trị. Trong trường hợp đó, nếu chị không dung nạp (không uống được Thyrozol) thì có thể dùng loại thuốc khác.
Đồng thời với việc dùng thuốc điều trị cường giáp, chị cũng nên điều trị tình trạng tim mạch. Có nhiều nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh, trong đó có cường giáp. Việc dùng thuốc Concor để làm giảm bớt nhịp tim là rất tốt. Tuy nhiên phải kết hợp với điều trị nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh (nếu có thể điều trị được nguyên nhân). Một biện pháp cơ bản, quan trọng và không thể thiếu để làm giảm nhịp tim là tập thể dục đúng và đều đặn.
Do vậy, với những biểu hiện của chị, theo tôi, chị nên trao đổi với bác sĩ tim mạch để kiểm soát tốt hơn nhịp tim, tìm và điều trị nguyên nhân cũng như tư vấn về việc tập thể dục sao cho phù hợp với tình trạng tim mạch của chị. Về bệnh lý tuyến giáp, chị nên đến khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn. Chúc chị sức khỏe và thành công.
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn! B.CHÂU thực hiện |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận