05/04/2011 03:35 GMT+7

Bóp còi chỉ để giành đường

 NGUYỄN (vietnam.nguyen@...)
 NGUYỄN (vietnam.nguyen@...)

TT - “Đi chậm thay cho bóp còi”, ý kiến của TS Ali Sharipov trên số báo ngày 3-4 đã được 24 bạn đồng tình. Bạn đọc cho rằng người VN dùng còi xe chưa đúng chức năng và dùng bừa bãi.

h5MolieF.jpgPhóng to

Chức năng chính của còi là cảnh báo

Còi xe được làm ra để người lái xe sử dụng trong trường hợp nguy cấp, cảnh báo tình huống nguy hiểm... Bây giờ người lái xe sử dụng còi vào mục đích tranh giành đường đi là chủ yếu. Vì vậy, với mật độ xe đông đúc như TP.HCM thì ra đường chúng ta nghe tiếng còi xe inh ỏi là bình thường. Đang dừng khi có tín hiệu đèn đỏ cũng bị bóp còi inh ỏi yêu cầu tránh ra cho họ vượt, đèn đỏ còn khoảng 5 giây mới chuyển qua xanh cũng bị bóp còi hối thúc chạy đi. Có những người dùng còi xe để gọi người nhà ra mở cửa bất kể giờ nghỉ ngơi hay đêm khuya.

Ai từng một lần tới Kuala Lumpur (Malaysia) sẽ thấy nơi đó mật độ xe không thua kém gì TP.HCM, nhưng cả ngày ở đó cũng không hề nghe tiếng còi xe. Tại các giao lộ, tài xế kiên nhẫn chờ tín hiệu xanh một cách trật tự, không hề bóp còi tranh giành đường... Tôi nghĩ hiện tượng bóp còi như ở ta một phần do văn hóa ứng xử của một bộ phận người lái xe chưa cao.

Duc Dung (meoconconma@...)

Không thể không dùng còi

Ở VN, nhiều người lái xe thường không theo luật và điều khiển xe không đúng cách, người không có bằng lái, không biết lái xe cũng tham gia lưu thông. Người đi bộ, đẩy xe hàng rong thì đi giữa đường, có người lái xe ở làn đường có tốc độ cao nhất nhưng chạy chậm rì. Cho nên không thể không dùng còi (và tất nhiên có người lạm dụng, bóp còi khi không cần thiết hoặc không giải quyết được gì như khi kẹt xe chẳng hạn).

Nguyen Thanh (nthanh_tg@...)

Lái xe phải tuân thủ luật về còi xe

Tôi năm nay gần 60 tuổi và đã hơn chục năm lái ôtô. Tôi được biết ở nhiều nước trên thế giới người lái ôtô rất hạn chế dùng còi. Khi cần dùng còi, lái xe rất tuân thủ luật và văn hóa giao thông. Còn còi lắp trên xe có âm lượng chuẩn, không gây giật mình cho người đang tham gia giao thông và ảnh hưởng xấu tới người sinh sống bên đường. Còn ở VN rất nhiều ôtô lắp thêm hoặc thay còi “gin” bằng còi khác có tiếng kêu lớn hơn.

Thay vì dùng còi để báo hiệu xin vượt hoặc nhắc nhở người cùng tham gia giao thông tập trung chú ý đến việc đi lại hơn là vừa đi vừa nghe điện thoại, nói chuyện say sưa với nhau... thì không ít tài xế cố ý làm những người đó phải giật mình, thậm chí xảy ra tai nạn và gây bực mình cho rất nhiều người cùng lưu thông. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở nước ta còn không ít người tham gia giao thông như đi bộ, xe đạp, xe máy chưa có đủ ý thức tôn trọng Luật giao thông và chính họ luôn sẵn sàng là đối tượng cản trở những người cùng tham gia giao thông, đặc biệt là cản trở ôtô.

Loc Vu (thoitrangcauvong@...)

Dạy văn hóa giao thông từ trường học

Ở Hàn Quốc, bấm còi từ phía sau một cách vô tội vạ xem như đang mắng người điều khiển xe phía trước. Chúng ta cũng nên có giải pháp tạo ý thức người tham gia lưu thông ngay từ trường đào tạo lái xe, ngay từ trường mầm non... Đó là giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông tốt nhất.

Lê Uyên Phương (leuyphuong@...)

Sau ba năm ở Phần Lan, tôi nghe được ba lần tiếng còi phát ra từ xe lúc lưu thông. Có lẽ đó cũng là một trong những lý do để so sánh số người chết là 400 so với 11.000 trong một năm như ở VN.

 NGUYỄN (vietnam.nguyen@...)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên