Toàn cảnh Premiership 2006-2007 (bài cuối)
Tứ đại gia cũng phân cựcNhững kẻ thách thức đã... tuyệt chủng?
Xuống hạng, tổn thất không chỉ là 30 triệu bảng
![]() |
Darren Bent (áo đỏ), chiếc bóng mờ trước những cầu thủ Tottenham. Trận thua 0-2 trên sân nhà khiến Charlton xuống hạng, nỗi buồn lớn, nhưng nỗi lo càng lớn hơn... |
"Chưa bao giờ sự phân biệt giàu nghèo giữa Premiership và Championship lại lớn như thế. Rất có thể một đội bóng bị rớt hạng sẽ không bao giờ quay trở lại nữa!"Tập đoàn kiểm toán Deloitte & Touche |
Nottingham Fores là một thí dụ khác. Đội bóng từng hai lần giành cúp C1 (tiền thân của Champions League bây giờ) rớt hạng năm 1997 và vay tiền ngân hàng để đầu tư mạnh cho lực lượng để trở lại giải Ngoại hạng ngay mùa bóng 1998 nhưng sau đó, năm 1999 lại rớt hạng và bây giờ đang ngụp lặn ở giải hạng ba.
Đấy chính là nỗi ám ảnh kinh hoàng của những đội bóng nhỏ!
Trong lịch sử 15 năm của Premiership, đã có 42 trường hợp rớt hạng nhưng chỉ có 12 đội quay trở lại ngay mùa bóng sau, tức tỷ lệ chỉ 30%... |
Một số chuyên gia khẳng định rằng, ở Premiership, có khoảng 8 đội bóng không thể rớt hạng bởi tiềm lực tài chính dồi dào. Trong 12 đội còn lại, những đội mới lên hạng là những đội có xác suất "trở về mái nhà xưa" lớn nhất!
Chính vì những lý do trên, rất ít đội bóng nhỏ ở giải Ngoại hạng dám thể hiện tham vọng trước các ông lớn. Mục tiêu của họ rất rõ ràng: Trụ hạng trước đã!

"
Tôi sợ cảm giác đứng trước 30.000 khán giả trên sân JJB để nói lời xin lỗi. Nếu rớt hạng, tất cả cầu thủ, BHL và nhân viên của CLB đều sẽ bị giảm lương, đồng thời, cơ hội quay trở lại của chúng tôi là rất khó khăn!"Dave WhelanChủ tịch CLB WiganMục tiêu này đã chi phối đến lối chơi, chiến thuật đường dài (việc xác định các đối tượng cần phải thắng và giữ quân trước các đối tượng được xác định là sẽ thua). Man City, Fulham, Wigan, Blackburn, Charlton, Sheffield United, Watford... là những đội như thế, họ co cụm để bảo đảm rằng đến mùa giải sau, trong lịch thi đấu của Premiership vẫn có tên của họ. Do đó, Premiership đã không còn hấp dẫn nhiều như những năm 90 của thế kỷ trước, khi mà việc rớt hạng chưa phải căng thẳng vấn đề tiền bạc như bây giờ.Bóng đá Anh ngày càng toan tính nhiều hơn chứ không còn vô tư và hồn nhiên như xưa. Reading là một điển hình. Họ có cơ hội để tranh vé dự UEFA Cup nhưng đã chủ động rời cuộc chơi bởi không đủ lực tham chiến trên nhiều mặt trận. Phát biểu kiểu này của HLV Steve Coppell là thực tế nhưng nó gây sốc cho bóng đá châu Âu. Ông Coppell nói rằng, nếu được dự cúp châu Âu, ông sẽ không ngần ngại đưa đội hình hạng hai ra thi đấu. UEFA đã lên tiếng cảnh báo sẽ trừng phạt Reading nếu điều này xảy ra.
Sẽ không còn bất ngờ nữa?
![]() |
Những ngôi sao như Teves sẽ khó lòng phục vụ mãi một đội bóng cỡ West Ham |
Nhưng đấy cũng chỉ là giải pháp tình thế mang tính "cứu trợ" nhiều hơn là góp phần giải quyết căn cơ những hiện tượng phá sản đã, đang và sắp diễn ra. Những anh nhà giàu ở tầng thượng như Chelsea, M.U, Liverpool, Arsenal... sẽ lại ào ạt sắm sửa hoặc nâng lương để giữ chân các ngôi sao của mình. Do đó, khó có thể trông chờ những cuộc "nổi loạn" từ phía các đội bóng nhỏ và trung bình về tiềm lực tài chính.
Trước vòng đấu cuối cùng, Carlos Teves, ngôi sao Argentina của West Ham đã tuyên bố mùa tới sẽ dứt áo ra đi bất kể West Ham có trụ hạng thành công hay không. Những tài năng lớn chắc chắn sẽ tìm các bến đỗ hứa hẹn nhiều vinh quang hơn cho bộ sưu tập cá nhân của mình. West Ham từng là mẫu mực trong bóng đá Anh ở khâu đào tạo trẻ (có thể kể các tài năng từ lò West Ham như Rio Ferdinand, Frank Lampard, Joe Cole, Jermain Defoe, Carrick...) nhưng những ngôi sao của họ đều lần lượt tìm đến các CLB sáng sủa hơn như Chelsea, M.U, Tottenham...
|

"Jack Walker là một fan của Backburn và việc ông mua CLB này rồi đổ gần phân nửa tài sản của mình để đưa CLB lên ngôi vô địch mùa bóng 1994-1995 là để hoàn thành tâm nguyện thời thơ ấu. Những cuộc mua bán gần đây không xuất phát từ tình yêu bóng đá như thế! Những thương vụ này có thể giết chết bóng đá Anh. Mấu chốt của sự thành công là tình yêu của người hâm mộ, nhưng những cuộc mua bán bây giờ lại vì lợi nhuận nhiều hơn". Arsen Wenger - HLV Arsenal
Rất khó để tìm ra những cái tên có thể thách thức tứ đại gia ở vài mùa bóng tới. Dù Premiership đang thu hút các doanh nhân giàu có đua nhau sở hữu các CLB như trường hợp Aston Villa về tay Randy Lerner, một tỷ phú Mỹ, West Ham về tay tỷ phú Magnusson, Porsmouth là của Alexandre Gaydamak hay việc cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đang dạm hỏi Manchester City (sau khi Chelsea, M.U, Liverpool đã "bị tư nhân" hoá), nhưng sẽ khó có việc những doanh nhân này đổ ra cả nửa tỷ bảng Anh như Abramovich đã làm để cụ thể hóa quyền lực của một CLB.
Chưa kể, tỷ phú Mohammad Al Fayed, ông chủ của Fulham - một trong những nhà tài phiệt đầu tư vào bóng đá sớm nhất ở Anh - sau hơn chục mùa bóng đã mất kiên nhẫn và có ý định thả nổi CLB thành London này!
Vả chăng, như đã nói ở bài trước, có tiền chưa hẳn đã mua được tiên, vấn đề là phải biết cách làm bóng đá và phải kiên nhẫn như Manchester United đã từng kiên nhẫn với Alex Ferguson để có được thành công ổn định sau một thời gian dài.
Everton, Tottenham, Bolton. Aston Villa hay Portsmouth? Theo chúng tôi, bóng đá Anh trong một thời gian dài sắp tới vẫn chỉ là bốn cái tên đã cũ đang dẫn đầu bảng tổng sắp của mùa vừa qua.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận