12/10/2013 00:01 GMT+7

Biến rác thành tiền…

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

Tin dịch vụ - Theo Viện Công nghệ tái chế phế liệu Mỹ (ISRI), mỗi năm ngành công nghiệp tái chế phế liệu Mỹ đóng góp cho nền kinh tế nước này trên 90 tỷ USD, chiếm 0,6% GDP và tạo ra gần 460.000 việc làm.

Theo Liên Hợp Quốc, Brazil là nước có số lượng rác thải điện tử nhiều nhất trong khối các thị trường mới nổi. Trung bình mỗi năm người dân Brazil thải ra 96.000 tấn máy tính, 17.000 tấn máy in và 2.200 tấn điện thoại di động. Với kim loại, họ tái chế hoặc làm nguyên liệu thô; với bảng mạch có thể sửa chữa, tân trang và xuất khẩu sang Nhật. Loại nào chứa chất hóa học hoặc axít nguy hiểm thì tìm cách xử lý để không gây hại môi trường. Tại Nhật Bản, việc tái chế và tái sử dụng phế liệu luôn được khuyến khích bằng các sắc thuế, các chính sách ưu đãi về tài chính. Người dân nước này phải phân chia rác theo từng loại. Các cơ quan môi trường sẽ đến thu gom rác đã phân loại và chuyển tới các nhà máy xử lý rác.

Một số quốc gia như Thái Lan, Singapore, với việc áp dụng các phương pháp tái chế rác hợp lý, mỗi năm tiết kiệm được 50% - 55% các loại nguyên liệu như bột giấy, nhựa, kim loại nặng… Tại Việt Nam, việc phân loại rác tại nguồn từ khi thực hiện thí điểm đến nay đã trên dưới 10 năm, nhưng so sánh với nhiều nước thì đây cũng chỉ là bước khởi đầu. Ở Mỹ, để người dân có thói quen phân loại rác tại nguồn, chính quyền cũng phải tuyên truyền, vận động suốt hơn 50 năm.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ riêng Hà Nội và TP.HCM mỗi năm thải ra khoảng hơn 30.000 tấn chất thải, bao gồm cả rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải y tế. Trong đó có đến 50% - 70% lượng rác thải chứa những hợp chất có thể tái chế và tạo ra nguồn năng lượng mới, nhưng chỉ có khoảng 10% trong số này được tái chế và tái sử dụng. Vì vậy nếu tận dụng xử lý được hết nguồn rác thác này thì không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng ngân sách cho chính quyền địa phương.

stV3aFxD.jpg

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên