31/03/2005 20:41 GMT+7

Bí ngô, vị thuốc quý

Theo sách
Theo sách "Thức ăn vị thuốc" - Viện Nghiên cứu và Phổ biến kiến thức bách khoa

Bí ngô có tác dụng, tiêu đờm, giải độc, sát trùng; chủ yếu dùng cho bệnh phổi, đái tháo đường, tẩy giun, bị bỏng nước sôi, ruột bí chữa bỏng, bị thương. Bí ngô hầm thịt bò là món tốt cho người bị sưng phổi. Đây cũng là loại rau tốt cho bệnh nhân bị đái tháo đường.

ivTxOmsZ.jpgPhóng to
Bí ngô có tác dụng, tiêu đờm, giải độc, sát trùng; chủ yếu dùng cho bệnh phổi, đái tháo đường, tẩy giun, bị bỏng nước sôi, ruột bí chữa bỏng, bị thương. Bí ngô hầm thịt bò là món tốt cho người bị sưng phổi. Đây cũng là loại rau tốt cho bệnh nhân bị đái tháo đường.

Bí ngô (bí đỏ) còn gọi là mạch nha, bắc qua, phục qua, phạn qua, oa qua. Là quả của cây bí ngô, thực vật thuộc họ bầu bí, tính mát, vị ngọt.

Thành phần chính là: a-xít amin arginene, asparagine, adenin, carôten, vitamin B1, C, chất béo, đường glucom đường saccaro, rượu cam lộ. Ruột bí, cuống bí đều dùng làm thuốc được.

Tác dụng: Bổ trung ích khí, tiêu đờm, ngưng đau, giải độc, sát trùng. Chủ yếu dùng cho bệnh phổi, đái tháo đường, tẩy giun, bị bỏng nước sôi, ruột bí chữa bỏng, bị thương. Cuống bí chữa bỏng và mụn nhọt.

Cách dùng: Nấu ăn, giã lấy nước, đắp ngoài da.

Kiêng kị: Người khi bị đau thấp thì không nên ăn. Ăn nhiều quả chân yếu, vàng da. Người bị bệnh sốt rét không nên ăn.

Chữa trị:

1. Sưng phổi: 500g bí ngô, 250g thịt bò, đun kỹ để ăn. Có thể dùng thêm viên hoàn lục vị địa hoàng để điều trị.

2. Viêm khí quản mạn tính, ho phế quản: 1 quả bí ngô (khoảng 500g), 60g mật ong, 30g đường phèn, khoét 1 lỗ ở đầu quả bí. Moi một phần ruột bí ra. Cho đường và mật ong vào trong quả bí, bịt lại (bằng miếng bí đã cắt). Ðun một giờ đồng hồ rồi lấy ra. Ngày 2 lần buổi sáng và tối ăn hết. Dùng liên tục trong 5-7 ngày; bí ngô tươi 500g (gọt vỏ), táo tàu 15-20 quả (bỏ hạt), đường đỏ vừa đủ. Ðun chín nhừ thì ăn.

3. Bệnh đái tháo đường: bí ngô làm rau ăn với các thức ăn khác. Có tác dụng thúc đẩy chất insulin trong cơ thể tiết ra. Có thể nướng bí ngô cho khô, nghiền bột. Uống với nước đun sôi. Mỗi lần 6g, ngày 2-8 lần.

4. Huyết áp cao, viêm thận mạn tính, xơ gan: Bí ngô rửa sạch, cắt miếng. Cho thêm đường trắng, trộn đều. Ðun chín mà ăn. Phối hợp thuốc để điều trị.

5. Bị ợ: 5 cuống quả bí ngô, sắc uống.

6. Phù thũng, bụng trướng nước, khó đi tiểu: Cuống quả bí ngô, nước toàn tính, nghiền bột, uống với nước nóng, ngày 3 lần, mỗi lần 1-2g.

7. Ðau thần kinh hai bên ngực: bí ngô vừa đủ. Nấu chín đắp vào chỗ đau.

8. Giải độc chất heroin: Bí ngô sống giã lấy nước mà uống nhiều lần.

9. Bị bỏng lửa, bỏng nước sôi: a. Bí ngô sống, gọt vỏ, giã nát càng tốt; b. Bí ngô già tươi hoặc cả ruột và hạt, cho vào chum dùng dần. Càng lâu càng tốt. Quả thối, quả lên men không được dùng; c. Cuống bí ngô phơi khô, nướng thành toàn tính, nghiền bột, luyện với dầu sở để đắp; d. Ruột bí ngô giã nát đắp vào chỗ đau.

10. Bị thương do súng đạn: Ruột quả bí ngô già, cho muối dầm vào trong lọ. Khi bị thương lấy ruột bí muối ra mà đắp chỗ đau.

11. Bị nhọt, mụn nói chung: Cuống bí ngô phơi khô, đốt thành than. Nghiền bột, trộn với dầu sở, hoặc dầu mè mà đắp.

12. Tẩy giun: Ăn sống bí ngô, người lớn 500g, trẻ em lượng một nửa. Hai giờ sau uống thuốc tẩy, ngày 1 lần, liên tục trong 2 ngày.

13. Lòi rom: Cuống bí ngô 3 cái, gạo ý dĩ 120g. Ðun nước uống liên tục.

14. Bảo vệ thai: a. Một cái mũi bò (đốt toàn tính), cuống bí ngô 35g. Ðun thành canh mà ăn; b. Cuống bí ngô già 30 g. Ðun nước uống, ngày 2 lần, uống liên tục.

Theo sách "Thức ăn vị thuốc" - Viện Nghiên cứu và Phổ biến kiến thức bách khoa
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên