20/09/2003 07:35 GMT+7

Bất hòa cũng do "người đứng giữa"

TRẦN HÒA (Q.10, TP.HCM)
TRẦN HÒA (Q.10, TP.HCM)

TT - Lá thư của Trần Anh Nhẫn hơi “buồn lòng ” về những người phụ nữ trong gia đình trong mối quan hệ khó xử đã hàng ngàn năm của nhân loại là mẹ chồng, nàng dâu . Nhưng rất nhiều bạn đọc đã xoay câu chuyện về hướng khác: người đàn ông - người đứng giữa vợ và mẹ ấy - có phải là “vô tội” trong những bất hòa?!

eNDxU1TR.jpgPhóng to
Đừng xem vợ như con!
TT - Lá thư của Trần Anh Nhẫn hơi “buồn lòng ” về những người phụ nữ trong gia đình trong mối quan hệ khó xử đã hàng ngàn năm của nhân loại là mẹ chồng, nàng dâu . Nhưng rất nhiều bạn đọc đã xoay câu chuyện về hướng khác: người đàn ông - người đứng giữa vợ và mẹ ấy - có phải là “vô tội” trong những bất hòa?!

Đừng đẩy cô ấy về phía cô lập!

Những gì thể hiện trong thư cho thấy bạn là người gia trưởng trong mối quan hệ với vợ bạn. Mỗi khi có chuyện, vợ bạn bị “thẳng tay tát tai” như một đứa trẻ mắc lỗi bị phạt mà không phải là được hiểu và cảm thông!

Điều này tạo nên sự căng thẳng và làm mất đi không khí bình đẳng, hợp tác trong gia đình. Không khí này khiến cô ấy ở vào thế cô lập, là nguyên nhân gây ra tâm trạng bực tức, nóng nảy dẫn đến hành động quát nạt bố mẹ chồng.

Không khí này còn tạo sự bạo hành và chắc chắn gây tổn thương rất lớn trong tình cảm của vợ chồng bạn. Tất nhiên bạn cũng đã khổ sở vì điều này.

Tuy nhiên, ở đây bạn không chỉ là nạn nhân phải “chịu đựng cảnh nàng dâu mẹ chồng sống cùng một mái nhà mà cứ như kình địch với nhau”, bạn cũng là người góp phần đáng kể tạo nên sự “kình địch”, căng thẳng đó.

Nếu bạn chỉ đóng vai trò quan tòa, phán xét và trừng phạt, vợ bạn sẽ rất khó khăn để hiểu và thông cảm với cha mẹ chồng.

Như bạn nói, cha mẹ bạn rất thương con trai và cháu nội nhưng chưa biết thương con dâu, một cách vô hình trung đã làm vợ bạn càng trở nên cô lập ngay trong mối quan hệ với chính con mình. Chính vợ bạn cũng hiểu rằng những việc mình làm là không đúng, và thật sự cô ấy rất cần được bạn nhìn nhận và đối xử như một người bạn trong cuộc sống.

Người đàn ông cũng phải chịu đựng

Đúng là nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà đôi lúc thật khó. Tôi cũng là người đồng cảnh ngộ như bạn vậy. Những lúc vợ chồng bất hòa, tôi chỉ muốn hét thật to rồi tới đâu thì tới, nhưng cũng chính những lúc như thế trong tôi lại văng vẳng câu nhắn nhủ “phải cố gắng chịu đựng vì mình đang chung sống cùng nhiều thế hệ”. Rồi mọi chuyện qua đi và thế mà cũng đã... mười năm rồi.

Với bạn, mấu chốt chính là người vợ (nàng dâu) trong nhà. Tôi không tin có người nóng nảy đến không thể kiềm chế được. Tại sao bạn không thay những cái tát bằng những lời tỉ tê, những sự chia sẻ, thuyết phục để mỗi lần nổi nóng cô ấy lại hiện lên trong đầu mình suy nghĩ “đấy cũng là bố mẹ mình”!

Tôi nghĩ rồi dần dần chính cô ấy sẽ thay thế sự nóng nảy bằng cách im lặng, và đến một lúc nào đó là những lời lẽ dịu dàng...

Bạn đã "tâm lý" với bố mẹ mình chưa ?!

Trong chuyện này bạn không chỉ cần khéo léo, tế nhị mà đôi khi còn phải “đóng kịch” nữa. Nhiều bậc cha mẹ rất khó chịu khi thấy con trai bênh vợ trước mặt mình, bởi với ông bà như thế là con trai mình thương vợ nó hơn, thậm chí còn bị cho là sợ vợ nữa.

Thiết nghĩ bạn phải thật bình tĩnh khi đối diện mọi chuyện, không chỉ là chia sẻ mà còn phải chia sẻ kịp thời để làm giảm bớt sự nóng nảy và thiếu kiềm chế của cô ấy, để không còn phải xảy ra những “cuộc đối đầu” giữa cô ấy và cha mẹ chồng.

Có lẽ đây sẽ là sự thử thách và rất khó khăn với bạn nhưng không phải là không có cách giải quyết, đúng không?

TRẦN HÒA (Q.10, TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    L\u00e1 th\u01b0 c\u1ee7a Tr\u1ea7n Anh Nh\u1eabn h\u01a1i \u201cbu\u1ed3n l\u00f2ng \u201d v\u1ec1 nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi ph\u1ee5 n\u1eef trong gia \u0111\u00ecnh trong m\u1ed1i quan h\u1ec7 kh\u00f3 x\u1eed \u0111\u00e3 h\u00e0ng ng\u00e0n n\u0103m c\u1ee7a nh\u00e2n lo\u1ea1i l\u00e0 m\u1eb9 ch\u1ed3ng, n\u00e0ng d\u00e2u . Nh\u01b0ng r\u1ea5t nhi\u1ec1u b\u1ea1n \u0111\u1ecdc \u0111\u00e3 xoay c\u00e2u chuy\u1ec7n v\u1ec1 h\u01b0\u1edbng kh\u00e1c: ng\u01b0\u1eddi \u0111\u00e0n \u00f4ng - ng\u01b0\u1eddi \u0111\u1ee9ng gi\u1eefa v\u1ee3 v\u00e0 m\u1eb9 \u1ea5y - c\u00f3 ph\u1ea3i l\u00e0 \u201cv\u00f4 t\u1ed9i\u201d trong nh\u1eefng b\u1ea5t h\u00f2a?!" />