![]() |
Người biểu tình ở TP Andijan, Uzbekistan, ném đá vào một xe ôtô |
Tại trung tâm thành phố có khoảng 2.000 người biểu tình và không có dấu hiệu của cảnh sát trên đường phố. Nhiều tòa nhà lớn bị bốc cháy, trong đó có một rạp hát và một nhà hát kịch.
Hàng chục binh lính được huy động đến thành phố này bằng xe jeep và xe buýt. Các hãng tin Nga cho biết Tổng thống Islam Karimov đã bay đến hiện trường để giải quyết tình hình.
Phát biểu với Reuters, một thủ lĩnh nổi loạn yêu cầu ngừng bắn, đề nghị nhà chức trách thả nhà thần học Hồi giáo Akram Yuldashev và kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin làm trung gian hòa giải. Giới chức trách cho biết những người nổi loạn từ chối thỏa hiệp trong những cuộc thương lượng.
Uzbekistan tách ra khỏi Liên bang Xô viết sau biến cố năm 1991. Dân số: 26,9 triệu người. Diện tích: 447.400km2. Thủ đô: Tashkent. Ngôn ngữ: Uzbek, Nga, Tajik. Tôn giáo chính: Hồi giáo. Tuổi thọ trung bình: 66 đối với nam, 72 đối với nữ. Thu nhập tính theo đầu người: 420 USD (số liệu 2003 của WB). Các nước láng giềng: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Tajikistan, Afghanistan. (THẾ ANH - BBC) |
Bạo lực nổ ra sau khi hàng trăm người biểu tình yêu cầu nhà chức trách phóng thích 23 tù nhân Hồi giáo. Người dân địa phương cho biết tối 12-5, một nhóm 35 người nổi loạn đã tấn công vào nhà tù và phóng thích toàn bộ khoảng 4.000 tù nhân.
Đây là vụ biểu tình được cho là được tổ chức tốt nhất từ trước đến nay ở Uzbekistan. Ngày nào cũng thế, trong vòng bốn tháng qua, nhiều người dân thành phố Andijan tập trung bên ngoài tòa án, nơi 23 doanh nhân địa phương bị xét xử vì bị cho là những phần tử Hồi giáo cực đoan.
Người biểu tình mặc những trang phục đẹp nhất, theo phong cách Trung Á. Các nhà tổ chức hằng ngày phân phát thức ăn và đồ uống cho người tham gia biểu tình.
Đàn ông và phụ nữ được sắp xếp chỗ đứng riêng rẽ. Họ thậm chí còn có một đội kiểm soát an ninh riêng. Khi phiên tòa xét xử đi đến giai đoạn cuối, có tới 3.000 người biểu tình trước tòa án.
BBC nói tình trạng bạo lực là hệ quả của việc người dân TP Andijan tức giận trước sự nghèo đói, thất nghiệp và các vấn đề xã hội khác.
Những người biểu tình kêu gọi chấm dứt "nghèo đói" và "bất công". Hiện chưa rõ những người tấn công vào nhà tù là ai và liệu họ có mối quan hệ nào với những người tổ chức biểu tình hay không.
Bạo động diễn ra ở vùng thung lũng Ferghana đông dân nghèo và đây là khu vực Hồi giáo bất ổn nhất Trung Á. Thành phố Andijan chỉ cách biên giới 40km với miền nam Kyrgyzstan, nơi diễn ra những cuộc biểu tình trong năm nay dẫn đến việc thay đổi chính phủ. Ngay khi bạo động diễn ra tại Andijan, các nước láng giềng như Tajikistan và Kyrgyzstan đã đóng cửa biên giới với Uzbekistan.
Chính phủ Uzbekistan, một nước nghèo 26 triệu dân, gần đây bị các nhóm nhân quyền phương Tây chỉ trích về việc bỏ tù hàng loạt những người Hồi giáo không tán thành dòng đạo Hồi do nhà nước tài trợ. Tổng thống Islam Karimov đã bào chữa những chính sách cứng rắn của mình là nhằm chống lại sự phát triển của những người Hồi giáo vũ trang.
* Cùng ngày tại thủ đô Tashkent, bảo vệ bên ngoài đại sứ quán Israel bắn chết một người đàn ông khả nghi và không chịu dừng lại theo yêu cầu. Đài phát thanh Israel nói người này bị nghi là một người đánh bom liều chết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận