Phóng to |
Ảnh số 1: Tác phẩm "Tình mẫu tử" của bà Dương Lệ Vân |
Ai chép của ai?
Bức ảnh số 1 là trích đoạn tác phẩm "Tình mẫu tử" - một trong những tác phẩm tiêu biểu của bà Dương Lệ Vân (sinh năm 1957, điêu khắc gia, hội viên Uỷ ban Điêu khắc - Hiệp hội Mỹ thuật công nghệ Trung Quốc).
Bức ảnh được trích đăng trong đặc san điêu khắc do Hiệp hội Mỹ thuật - công nghệ Trung Quốc xuất bản tháng 8-1995 để chào mừng sự kiện Đại hội Phụ nữ thế giới được tổ chức tại Bắc Kinh 8-1995.
Toàn bộ tác phẩm trong đặc san là của một số nữ điêu khắc nổi tiếng Trung Quốc. Gần cuối năm 1995, một hoạ sĩ - hội viên Hội Mỹ thuật TPHCM đi Trung Quốc, mua cuốn đặc san; sau đó để quên trong tủ sách. Gần đây, vô tình dọn tủ sách, hoạ sĩ này tìm thấy cuốn đặc san.
Phóng to |
Ảnh số 2: Tác phẩm "Mẫu tử" |
Tượng được dựng vào tháng 12-1997, nhân kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - TPHCM. Trong bản thuyết minh về tác phẩm, ông Thắng viết "Ở tác phẩm, tôi chọn bố cục theo hình khối tròn, hình ảnh hai mẹ con trìu mến, người mẹ bao giờ cũng che chở cho con...".
Ngày 5-11-1999, Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTT) đã cấp giấy chứng nhận bản quyền cho tác phẩm "Mẫu tử" của ông Thắng.
Tượng dựng rồi, không lẽ lại đập đi?
Sáng 8-6, tại trụ sở Hội Mỹ thuật TPHCM, một cách ngắn gọn, tân Chủ tịch Hội Hoạ sĩ Đào Minh Tri cho biết ý kiến về việc xử lý vi phạm bản quyền tác phẩm mỹ thuật như sau:
Hội vẫn thường kêu gọi, vận động hoạ sĩ chú ý đi đăng ký bản quyền; mỗi lần đăng ký giá chỉ 20.000-30.000 đồng, nhưng nhiều anh em hoạ sĩ tính "amatơ", cứ quên, hay không chịu khó đi đăng ký. Vì vậy, trong những trường hợp hoạ sĩ không chịu đi đăng ký bản quyền tác phẩm, nếu tác phẩm ấy bị vi phạm bản quyền sẽ không thắng kiện được.
Trong lĩnh vực điêu khắc, trường hợp người bị vi phạm bản quyền là một người nước ngoài, thì trách nhiệm giải quyết thuộc về Bộ VHTT.
Theo như lời nhận xét của một số nhà điêu khắc, hoạ sĩ TPHCM, hai tác phẩm trên giống nhau tới 80-90%. Tuy nhiên, tượng dựng rồi, không lẽ lại đập đi? Thôi, tượng đã dựng rồi, thì đành để lại. Nhưng cái sĩ diện của người sáng tác thì ở đâu?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận