- Tháng chạp năm 1895, tại chùa Cao Mân (Dương Châu, Trung Quốc) thiền sư Hư Vân ngộ đạo. Ngay đó, ông làm bài kệ như sau:
Bôi tử phốc lạc địaHưởng thinh minh lịch lịchHư không phấn toái dãĐương hạ tức cuồng tâm(Ly nước rơi xuống đấtVang lên tiếng rõ ràngHư không cũng vỡ nátNgay đó dứt cuồng tâm).
Thiền sư Hư Vân thọ đến 120 tuổi, để lại dấu tích ở nhiều nơi khắp Trung Quốc. Bản thân ông từng trùng tu, phục hưng nhiều ngôi chùa cổ, tiếp nối nhiều dòng thiền Trung Quốc nên tài liệu bút tích để lại nhiều nơi: Kê Túc Sơn (ở Đại Lý, Vân Nam), chùa Nam Hoa - Tào Khê (ở Quảng Đông)...
Hiện nay, tại chùa Hoa Đình Thiền tự ở Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) còn đôi câu đối nơi chánh điện có nhắc đến sự kiện và bài kệ này như sau: Phật tổ niêm hoa, Ca Diếp phá nhan diệu tướng tiếu vi vi thiền mạch độn miên tùng tư truyền khế ấn; Vân công khai ngộ, thủy bôi lạc dịa hưởng thinh minh lịch lịch hư không phấn toái đương hạ tức cuồng tâm (Phật tổ niêm hoa, Ca Diếp chuyển mặt, diệu tướng cười mầu nhiệm, mạch thiền ẩn lâu, theo đây truyền khế ấn; Vân công ngộ đạo, ly nước rớt đất, âm thanh vang rõ ràng, hư không vỡ nát, ngay đó dứt cuồng tâm).
* Tôi đang phân vân giữa hai câu kết của bài thơ Đôi bờ, tác giả Quang Dũng, như sau: Em đi áo mỏng buông hờn tủi - Dòng lệ thơ ngây có dạt dào, hay: Là hết thôi rồi chuyện trước sau? Rất mong BPVH giải đáp và đăng trọn bài thơ trên.
- Chúng tôi chưa tìm ra bản in đầu tiên bài thơ Đôi bờ của Quang Dũng để kiếm tra xem sự sai biệt của câu cuối này bắt nguồn từ đâu. Tuy nhiên, theo nhiều bản thơ lưu truyền lâu nay, kể cả tập Quang Dũng - tác phẩm chọn lọc (của Trần Lê Văn sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu, do Nhà xuất bản Văn Học phát hành, năm 1988) cũng in câu cuối là Dòng lệ thơ ngây có dạt dào. Nhiều người cho rằng Trần Lê Văn là bạn của Quang Dũng nên thơ Quang Dũng do ông tuyển chọn chắc hẳn có độ chính xác cao.
Tuy nhiên, cũng có nhiều độc giả biết đến Quang Dũng từ trước năm 1975 qua các nguồn tài liệu tại miền Nam thì vẫn ghi nhận câu cuối của bài Đôi bờ là Là hết thôi rồi chuyện trước sau. Tuy nhiên, việc lưu truyền các thơ văn miền Bắc tại miền Nam thời trước 1975 có nhiều sai biệt so với các bản sau này là tình trạng phổ biến mà ai cũng biết. BPVH thấy các độc giả vẫn dùng bản này:
Đôi bờ
Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai? Sông xa từng lớp lớp mưa dài Mắt kia em có sầu cô quạnh Khi chớm thu về một sớm mai?
Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự Kinh thành em có nhớ bên tê? Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến Hiu hắt chiều sông lạnh bến tề.
Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ Thoáng hiện em về trong đáy cốc Nói cười như chuyện một đêm mơ
Xa quá rồi em người mỗi ngả Đôi bờ đất nước nhớ thương nhau Em đi áo mỏng buông hờn tủi Dòng lệ thơ ngây có dạt dào ?
Áo Trắng số 18 (ra ngày 1-10-2010) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận