Năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát lan rộng trên toàn cầu. Dịch bệnh hiện chưa có điểm kết thúc nhưng hầu như tất cả đều đồng thuận với nhận định cuộc sống giai đoạn hậu COVID-19 sẽ rất khác so với trước đây.

Sau 9 tháng cả thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế mang tầm vóc sự kiện thế kỷ, dịch bệnh khiến nhịp sống khắp nơi trên thế giới đảo lộn, mọi sự bất thường dần trở thành bình thường. Sự lạc quan và khả năng thích nghi trở thành những nhân tố cơ bản để mỗi cá nhân tự chủ cuộc sống trong trạng thái "bình thường mới".

Bạn đã sẵn sàng thích nghi với cuộc sống “bình thường mới”? - Ảnh 1.

Vào giữa tháng 8 mới đây, buổi giới thiệu về báo cáo độc quyền và đầu tiên cho Việt Nam về "Sức mạnh của việc tự chăm sóc sức khỏe" công bố bởi công ty KPMG và Sanofi cho thấy người Việt sống ở thành thị đang dần hình những thói quen tốt hơn cho sức khỏe. 

Đó là thường xuyên đi khám sức khỏe tổng quát (kết quả từ các chương trình bảo hiểm y tế quốc gia cũng như bảo hiểm tại nơi làm việc) hay xu hướng người trẻ tăng cường tập luyện thể dục thể thao gia tăng sự dẻo dai. Đặc biệt, COVID-19 đã giúp đẩy nhanh tiến trình này.

Như trường hợp của anh Đăng, 28 tuổi, một nhân viên văn phòng ở quận 1. Theo anh Đăng, nhờ duy trì liên tục thói quen chạy bộ mỗi ngày 3 km bắt đầu từ tháng 4, đến nay căn bệnh viêm mũi dị ứng của anh gần như không còn tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi. "Nhìn ở một góc độ nào đó COVID-19 cũng có những mặt tích cực nhất định", anh nói.

Bạn đã sẵn sàng thích nghi với cuộc sống “bình thường mới”? - Ảnh 2.

Báo cáo của KPMG ước tính việc tự chăm sóc sức khỏe bản thân có thể giúp mỗi cá nhân tiết kiệm được 25% chi phí y tế chăm sóc sức khỏe nói chung. Điều này đồng nghĩa với việc giúp Việt Nam mỗi năm tiết kiệm được hơn 4 tỷ USD cho việc khám và chữa bệnh. 

Từ lâu tại các quốc gia phát triển, quan niệm phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh đã được thực tế chứng minh. Hoặc việc phát hiện và can thiệp y tế từ sớm sẽ tốt và đỡ tốn kém hơn so với việc điều trị y tế bị động. 

Báo cáo đầu tiên của KPMG trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng chỉ ra trong thời gian dịch bệnh bùng phát và lan rộng, xu hướng tìm kiếm thông tin về y tế trên các website tại Việt Nam cũng đang tăng vọt. Điều này cho thấy mối quan tâm bảo vệ sức khỏe của cộng đồng ngày càng tăng cao.

Theo các chuyên gia, công nghệ đang dần len lỏi đến tất cả các lĩnh vực trong đó có y tế. Trên thế giới, ước tính hiện có khoảng hơn 100.000 ứng dụng chuyên biệt về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. 

Trong đó, có những dạng đơn giản có thể hỗ trợ các cá nhân đếm bước chân, đo lượng calo bị đốt cháy trong việc tập luyện tại nhà, hay phức tạp hơn như kiểm soát đường huyết, đo nhịp tim và bệnh lý nền để gửi các tin nhắn về tình trạng sức khỏe tới bác sĩ riêng, dựa vào dữ liệu các bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Bạn đã sẵn sàng thích nghi với cuộc sống “bình thường mới”? - Ảnh 3.

Tại Việt Nam, các ứng dụng chăm sóc sức khỏe gần đây cũng dần trở nên phổ biến. Thị trường không chỉ chứng kiến những thương vụ đầu tư hàng chục triệu đô la vào các công ty khởi nghiệp y tế mà những doanh nghiệp lớn cũng phát triển các ứng dụng của riêng mình. 

Một trong số này là ứng dụng Pulse - sản phẩm được Prudential Việt Nam giới thiệu hồi tháng 5, có tính năng giúp người dùng kiểm tra và quản lý sức khỏe trên thiết bị di động với những thông tin hữu ích, từ đó, chủ động chăm sóc sức khỏe hằng ngày mọi lúc, mọi nơi.

Theo ông Phương Tiến Minh, tổng giám đốc Prudential Việt Nam, khi đại dịch diễn ra, nhiều người mới nhận ra, điều thực sự quan trọng với bản thân và gia đình là sức khỏe. 

"Tự chăm sóc sức khỏe bản thân chưa bao giờ là muộn. COVID-19 đã thúc đẩy các xu hướng công nghệ y tế mới ra đời nhằm thay đổi cách thức tiếp cận, phòng chống và chữa bệnh của tất cả mọi người. Mặc dù vậy thì ý thức chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân vẫn là điều kiện tiên quyết", ông Minh nhận định.

Bạn đã sẵn sàng thích nghi với cuộc sống “bình thường mới”? - Ảnh 4.
Bạn đã sẵn sàng thích nghi với cuộc sống “bình thường mới”? - Ảnh 5.

Các số liệu thống kê cho thấy một bức tranh kinh tế ảm đạm bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Theo đó, 8 tháng đầu năm mỗi tháng có khoảng 9.000 doanh nghiệp nội địa đóng cửa. 

Với một số ngành nghề thâm dụng lao động đặc thù như dệt may, da giày…, nếu như cùng thời gian này ở nhiều năm trước, các doanh nghiệp ngập trong đơn hàng xuất khẩu thì nay họ đang ngược xuôi tìm kiếm đơn hàng để sản xuất theo lịch tuần. 

Vì vậy, thất nghiệp vì COVID-19 đã không còn là câu chuyện hiếm và việc tìm được một công việc ưng ý trong thời điểm này dường như càng khó khăn hơn.

Từ cuối tháng 7, Việt Nam bùng phát đợt dịch lần 2 và dù hiện nay tình hình đã được kiểm soát nhưng các doanh nghiệp nội địa vốn đã suy yếu nay càng khó khăn hơn khi nguồn lực tài chính đã dần cạn kiệt. Thiếu đơn hàng, một số buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động khiến số người thất nghiệp ngày càng nhiều hơn. Chị Hương, nữ công nhân 35 tuổi của một khu công nghiệp ở TP.HCM là trường hợp như vậy. 

Chị cho biết chỉ mới vài tháng trước, chị vẫn còn tin rằng công ty sẽ sớm lấy được đơn hàng về Việt Nam - quốc gia được đánh giá là kiểm soát tốt dịch bệnh trong đợt COVID-19 đầu tiên. Nhưng kết cục vào cuối tháng 8 chị nằm trong danh sách cắt giảm lao động. "Tương lai phía trước khá bấp bênh, tìm được công việc mới trong giai đoạn hiện nay không dễ", chị Hương thở dài.

Theo khảo sát mới nhất của Adecco dựa trên 330 công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam, gần một nửa số doanh nghiệp tham gia trả lời cho biết đã cắt giảm đến 40% nhân viên, trong đó, có hơn một nửa là ngừng các chương trình tuyển dụng mới. Trong khi đó, khảo sát của Vietnamworks vào giữa năm nay cho thấy có khoảng 40% người lao động mất việc và chưa có việc làm trở lại, và một nửa số đó đang chịu cảnh bị cắt giảm lương.

Ngoài ra, theo một khảo sát khác của Nielsen vào quý 2, hiện nay sự ổn định công việc trở thành mối ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng, vượt lên trên vấn đề về sức khỏe - mối quan tâm lớn nhất trong quý 1 vừa qua. Khảo sát ghi nhận lần đầu tiên kể từ năm 2014 mối quan tâm về nền kinh tế đứng thứ 3 trong danh sách - xếp ngay sau mối quan tâm về sức khỏe và sự ổn định công việc.

Bạn đã sẵn sàng thích nghi với cuộc sống “bình thường mới”? - Ảnh 6.

Theo ông Phương Tiến Minh, trong bối cảnh "chỉ có sự thay đổi là chắc chắn", muốn tồn tại và thành công chúng ta cần phải thích nghi và điều chỉnh để trở nên mạnh mẽ hơn. "Nhiều người có tâm lý trì hoãn đợi khi dịch qua rồi bắt đầu lại từ đầu. Với chúng tôi, đó là không chờ đợi và không trì hoãn. 

Quan trọng nhất là chính doanh nghiệp cần xem xét điều chỉnh lại mô hình hoạt động cho phù hợp. Việc thay đổi tư duy và mô hình hoạt động chưa bao giờ là điều dễ dàng. Tuy nhiên, đó là thực tế mà chúng ta phải đối mặt và can đảm để nhận ra, và dám hành động để thay đổi tiến về phía trước", ông Minh nhấn mạnh.

Bạn đã sẵn sàng thích nghi với cuộc sống “bình thường mới”? - Ảnh 7.
Bạn đã sẵn sàng thích nghi với cuộc sống “bình thường mới”? - Ảnh 8.

Theo các chuyên gia, mọi vấn đề đều có tính hai mặt và COVID-19 cũng không ngoại lệ. Trong khủng hoảng vẫn xuất hiện những cơ hội. Ở giai đoạn giãn cách xã hội, các lĩnh vực giáo dục trực tuyến, thương mại điện tử… đã phát huy ưu điểm. 

Khi chế độ làm việc từ xa được thiết lập khắp nơi trên thế giới, các hoạt động doanh nghiệp từ họp nội bộ cho đến họp đối tác, thương mại cho đến giáo dục, đều được đưa lên các kênh trực tuyến. Một trong những thay đổi tích cực mà đại dịch COVID-19 mang lại là thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số.

Cũng theo ông Minh, chuyển đổi số gần như là yếu tố sống còn nếu các doanh nghiệp muốn tăng năng lực cạnh tranh, hay đơn giản là tồn tại trong thị trường ngày càng biến động khốc liệt. 

"Dịch bệnh lần này chính là một phép thử cho các doanh nghiệp và thực tế đã chứng minh, sự lạc hậu về mặt công nghệ đã khiến nhiều doanh nghiệp trượt khỏi đường đua. Cách duy nhất để tồn tại là thay đổi và thích nghi", vị lãnh đạo của Prudential bày tỏ.

Trên thực tế, xu hướng chuyển đổi công nghệ được giới doanh nghiệp nhắc đến từ lâu, nhưng đại dịch COVID-19 thúc đẩy làn sóng chuyển đổi diễn ra nhanh hơn. Năm ngoái, một ngân hàng tuyên bố cắt giảm hàng ngàn nhân sự vì đã số hóa được quy trình, nghiệp vụ trung gian. 

Có những sản phẩm tài chính trước kia thời gian chờ duyệt lên đến 24 giờ, thì nay có khi chỉ còn 15 phút, không chỉ giúp doanh nghiệp tăng năng suất, mà còn thực sự mang đến những trải nghiệm mới cho khách hàng.

COVID-19 cũng đã tạo ra những thói quen "online" nhiều hơn, từ việc giao tiếp, mua bán và đi sâu hơn là công việc, học tập cho đến phát triển các kỹ năng mềm khác. 

Nhiều trường đại học đã đưa việc đào tạo trực tuyến từ một phương án ứng phó với COVID-19, nay trở thành một chương trình chính thức. Ở nhiều công ty, nhân viên cũng thích họp online vì nhanh gọn, tiện lợi hơn. Đại dịch đã khiến làm sóng chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn.

Bạn đã sẵn sàng thích nghi với cuộc sống “bình thường mới”? - Ảnh 9.
Bạn đã sẵn sàng thích nghi với cuộc sống “bình thường mới”? - Ảnh 10.

Theo các chuyên gia, sau hơn 9 tháng dịch bệnh bùng phát và thay đổi thế giới sâu sắc, dường như mỗi người chúng ta ít nhiều đều có sự thay đổi theo hướng tích cực hơn - dù rất nhỏ mà chính bản thân chúng ta cũng không nhận ra. 

Đó có thể là việc anh Đăng mối ngày đốt cháy calo nhiều hơn để rèn luyện sức khỏe, hay gia đình chị Hương tiết giảm các chi phí không thực sự cần thiết để dự phòng cho các kịch bản khó khăn phía trước.

Một số ý kiến cho rằng COVID-19 là phép thử với xã hội, và con người phải thay đổi theo một cách nào đó để thích nghi và tồn tại. Theo ông Minh, với người dân, trong khi chờ đợi vaccine được phổ biến, việc đầu tiên mỗi người nên làm là chủ động phòng dịch, tự chăm sóc sức khỏe, sống lạc quan. 

"Bên cạnh ứng phó với khủng hoảng, chúng ta hãy hành động ngay để phục hồi, cải tiến các quy trình để có thể nắm bắt ngay các cơ hội hậu khủng hoảng", ông Minh nhìn nhận. Đó cũng được xem là liều vaccine cho chính mình và xã hội. 

Bạn đã sẵn sàng thích nghi với cuộc sống “bình thường mới”? - Ảnh 11.

Điều này không chỉ đúng với mỗi cá nhân mà còn đúng với cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế đang chật vật vì tác động dây chuyền của dịch bệnh trên toàn cầu. 

Tương lai sẽ phụ thuộc vào việc sản xuất và cung ứng vaccine trên thị trường thế giới. Những thông tin về sản xuất vaccine gần đây mang lại nét lạc quan hơn trong cuộc chiến chống COVID-19, nhưng thời điểm chúng có thể đến tay người dân thì chưa ai dám đưa ra lời khẳng định chắc chắn.

Trong bối cảnh đó, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhìn nhận một cách thực tế về tác động của COVID-19, bao gồm cả hậu quả kinh tế của nó sẽ còn kéo dài. Từ khóa "sống chung" với dịch bệnh trong giai đoạn này cũng đã được nhắc đến nhiều hơn và sức mạnh tinh thần là một điểm tựa.

"Sự tự nhận thức, lạc quan và tinh thần không ngừng chuyển động của bản thân mỗi cá nhân sẽ như một cánh bướm tạo nên hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng, để tất cả chúng ta cùng nhau vững vàng vượt qua thách thức. Và chính chúng ta hãy là nguồn vaccine cho chính mình và cho cộng đồng", ông Phương Tiến Minh nhấn mạnh.

Bạn đã sẵn sàng thích nghi với cuộc sống “bình thường mới”? - Ảnh 12.

PHƯƠNG DUNG
HẢI PHI
BẢO SUZU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Chủ đề: sức khỏe
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên