Phóng to |
Ông B.T.H. (xã Ea Kly, Krông Pắk), bị đơn trong vụ kiện, cho biết: “Tôi vừa nhận được thông báo yêu cầu tự nguyện thi hành án nhưng thật tình tôi không thể tự nguyện vì không biết phải thực hiện theo bản án nào? Tôi đã có đơn xin tạm hoãn thi hành án nhưng đến nay chưa được Chi cục thi hành án huyện Krông Pắk trả lời...”.
Hai bản án “sinh đôi”
Chuyển hồ sơ để giám đốc thẩm vụ án Ngày 7-2, ông Nguyễn Duy Hữu - chánh án TAND tỉnh Đắk Lắk - cho biết: “Ban đầu chúng tôi thấy vụ án này xử như cấp sơ thẩm là đúng, công bằng nên đã tuyên y án. Sau đó phát hiện việc cấp sơ thẩm ban hành hai bản án có nội dung khác nhau nên cần hủy án để xét xử lại. Tuy nhiên, TAND tỉnh không thể làm được việc này nên chúng tôi đã chuyển hồ sơ lên TAND tối cao giám đốc thẩm, hủy các bản án để xét xử lại. Cuối năm 2011, chúng tôi đã có công văn “nhắc” cấp trên xem xét vụ việc này. Đối với thẩm phán xét xử sơ thẩm vụ án này có những thiếu sót về việc ban hành hai bản án thì chúng tôi sẽ xem xét lỗi đó là do khách quan hay chủ quan để nhắc nhở hoặc kỷ luật...”. |
Sau khi bà V. quay về, tháng 6-2008 TAND huyện Krông Pắk ra quyết định hủy bỏ việc tuyên bố mất tích và phục hồi mọi quyền lợi đối với bà V.. Bà V. thuận tình ly hôn nhưng có đơn khởi kiện đòi chia tài sản đối với ông H..
TAND huyện Krông Pắk đã tuyên chia khối tài sản làm đôi, bác ý kiến của ông H. cho rằng thửa đất là do cha mẹ ông tặng riêng ông. Tòa cũng tuyên giao hai con cho ông H. tiếp tục nuôi dưỡng, thửa đất 748m2 chia đôi. Ngôi nhà cấp bốn và một số tài sản khác trên đất thuộc về bà V., còn ngôi nhà cấp ba và các vật dụng trong gia đình thuộc về ông H.. Bản án số 08/2009/TLST-DS ngày 7-9-2009 của TAND huyện Krông Pắk còn buộc ông H. phải trả thêm cho bà V. số tiền hơn 54,7 triệu đồng.
Ông H. kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Trong quá trình tham gia tố tụng tại TAND tỉnh Đắk Lắk, ông H. phát hiện thêm một bản án khác cũng đánh số 08/2009/TLST-DS ngày 7-9-2009 nhưng có chi tiết khác là bà V. phải trả cho ông H. số tiền hơn 17,3 triệu đồng. Ông H. đã khiếu nại việc cấp sơ thẩm ra hai bản án lên TAND tỉnh Đắk Lắk, tuy nhiên TAND tỉnh Đắk Lắk vẫn đưa vụ án ra xét xử và tuyên y án. Nhưng trong phần quyết định của bản án phúc thẩm lại không ghi rõ y án theo bản án sơ thẩm nào!
Phải xẻ dọc căn nhà?
Ông H. cho biết thêm: “Tôi và bà V. đều được chia 350,6m2 (tổng diện tích 701,2m2) trong khi trong bìa đỏ của chúng tôi là 748m2, số diện tích dư trong bìa đỏ là 46,8m2 phải chia như thế nào? Tuy nhiên diện tích đất thực tế chỉ có 680m2, không đúng như con số ghi trong bìa đỏ, nghĩa là không có bên nào nhận được đủ diện tích đất như trong bản án! Nếu chia đôi thửa đất thì ngôi nhà cấp ba mà bản án quyết định cho tôi toàn quyền sử dụng sẽ phải cắt mất hơn 1m theo chiều dài căn nhà”.
Ông Trịnh Hồng Hải - chánh án TAND huyện Krông Pắk, thẩm phán xét xử vụ án này - cho biết: “Trước khi xét xử chúng tôi đều có bản án dự thảo, không biết tại sao ông H. nhận được bản án dự thảo này. Chúng tôi cũng dựa trên cơ sở xác định đây là tài sản chung của vợ chồng ông H. - bà V. nên quyết định chia đôi tài sản. Trước khi xét xử, tôi đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn xuống đo đạc, định giá toàn bộ tài sản để có cơ sở tính toán. Tôi không tuyên đã chia nhà cho ông H., lại còn cắt nhà như ông H. nói!”.
Ông Hải nói vậy, nhưng trong cả hai bản án của TAND huyện Krông Pắk đều không đề cập việc chia đất như thế nào, từ đâu đến đâu. Ông Phạm Thế Nhiệm, chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự huyện Krông Pắk, cho rằng bản án không thể thi hành được vì khi tuyên án TAND không căn cứ vào diện tích đất sử dụng thực tế. Hơn nữa tòa cũng không tuyên chiều dài, chiều ngang thửa đất bao nhiêu, từ đâu đến đâu và khi chia sẽ từ vị trí nào đến vị trí nào... Nếu cứ tạm chấp nhận cách chia đôi của tòa án thì nhà của ông H. sẽ bị cắt mất 1m theo chiều dài căn nhà cấp ba, điều đó là không thể.
Ông Nhiệm cũng nói: “Nguyên tắc của việc chia tài sản có nhà gắn trên đất thì nếu nhà nằm trên đất phải được giữ nguyên, tòa án phải ghi rõ sự thỏa thuận của hai bên đương sự về việc bồi thường chênh lệch khi có nhà nằm trên đất được chia của bên kia. Hơn nữa, tòa cũng không tuyên phải cắt nhà nên chúng tôi không dám thi hành vì như thế vi phạm bản án. Đó là chưa kể vụ án này có đến hai bản án sơ thẩm nên chúng tôi đã đề nghị TAND tỉnh Đắk Lắk chuyển hồ sơ lên TAND tối cao giám đốc thẩm hủy cả ba bản án để xét xử lại...”
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận