24/09/2003 19:29 GMT+7

Bài phỏng vấn cuối cùng với dịch giả Thái Nguyễn Bạch Liên

Theo tuần san SGGP<BR>
Theo tuần san SGGP

Những năm gần đây, Thái Nguyễn Bạch Liên xuất hiện trên văn đàn như một dịch giả văn học Trung Quốc cần mẫn, thông tuệ. Ông đã thành công trong việc giới thiệu với bạn đọc nước ta nhiều tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc có giá trị. Cuộc trò chuyện giữa ông và chúng tôi được thực hiện vài ngày trước khi ông đột ngột qua đời.

F5cSLnA4.jpgPhóng to
Dịch giả Thái Nguyễn Bạch Liên trong chuyến công tác ở Trung Quốc
Những năm gần đây, Thái Nguyễn Bạch Liên xuất hiện trên văn đàn như một dịch giả văn học Trung Quốc cần mẫn, thông tuệ. Ông đã thành công trong việc giới thiệu với bạn đọc nước ta nhiều tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc có giá trị. Cuộc trò chuyện giữa ông và chúng tôi được thực hiện vài ngày trước khi ông đột ngột qua đời.

* Thông thường, người dịch rất vất vả mới tạo được chỗ đứng trong làng văn. Riêng ông, ngay khi vừa xuất hiện đã gây được sự chú ý. Nhiều người rất ngạc nhiên khi biết ông vốn là người làm công tác kỹ thuật. Duyên nợ nào đưa ông đến với văn học Trung Quốc và dịch thuật?

- Đó là những năm tôi được Nhà nước cử đi học ở Thượng Hải - Trung Quốc. Để tiếp thu tốt bài vở chuyên môn kỹ thuật, tôi phải thường xuyên xem nhật báo, kịch bản và tiểu thuyết tiếng Trung. Năm thứ hai học đại học, tôi bắt đầu đọc được tiểu thuyết Bài ca tuổi trẻ, sau đó là hàng loạt tác phẩm của Ba Kim, Tào Ngu, Điền Hán...

Tốt nghiệp kỹ sư, về nước làm quản lý kinh tế nhưng tôi vẫn ham thích văn học, thỉnh thoảng dịch đôi ba truyện ngắn Trung Quốc được đăng báo nên càng say mê hơn.

Gần mười năm công tác ở Khu chế xuất Tân Thuận - TPHCM, suốt tám tiếng đồng hồ mỗi ngày đều sống trong môi trường tiếng Hoa, tôi thấy mình như cá gặp nước và để nâng cao hiệu suất công tác chuyên môn tôi càng ra sức trau dồi kiến thức ngoại ngữ. Từ khi nghỉ hưu, tôi chuyên tâm về dịch thuật.

* Trong số các tác phẩm văn học Trung Quốc mà ông đã chuyển ngữ sang tiếng Việt, ông tâm đắc tác phẩm nào nhất?

- Tôi tâm đắc nhất là văn học quan trường. Trong dịch thuật, phải tâm đắc thì mới dịch hay được. Dịch tin tức, tư liệu đăng báo thì cần nắm chắc sự kiện chính xác, khách quan và nhất là phải am hiểu về lĩnh vực đó. Còn dịch văn học thì đòi hỏi công phu mà trước hết là sự cảm thụ, người dịch phải đặt mình vào vị trí của tác giả, vui buồn cùng tác giả.

* Ông có thể nói rõ về sự xuất hiện của dòng văn học quan trường này?

- Hai chữ “quan trường” thuộc phạm vi húy kỵ từ lâu, bởi lẽ đã là chế độ cộng hòa nhân dân thì chỉ có cán bộ và quần chúng, chứ đâu còn quan hệ quan trị dân như xưa. Ấy vậy mà trong thực tế lại khác, thoạt đầu là báo chí, sau đến văn học đã phanh phui, vạch trần, vén lên bao bức màn bí mật về tệ nạn tham quan ô lại đương đại, miêu tả bao cảnh đời, cảnh người và việc nơi quan trường thời nay.

Một loạt tiểu thuyết như Lưới trời, Chọn lựa của Trương Bình, Quốc họa của Vương Diệu Văn, Trời giận, Đô thị nguy tình của Trần Phóng... lần lượt ra đời, đưa độc giả đến với vấn đề nóng nhất của xã hội: cán bộ tham nhũng.

Sang đầu thế kỷ 20, dòng tiểu tuyết tạm gọi là chống hủ bại này mở rộng, cuộn sóng và trở nên chính danh như hôm nay - văn học quan trường.

Ngày 14-6-2002, tại Bắc Kinh, Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phối hợp với các cơ quan hữu quan, trong đó có Hội Nhà văn Trung Quốc tổ chức hội thảo chuyên đề “Văn học quan trường”.

Nhà bình luận văn học Trương Chí Trung cho rằng, nó không chỉ đơn thuần đóng khung trong việc phản hủ bại, chống tham nhũng, hoặc vạch trần - khiển trách, mà còn thổ lộ, lý giải và ngợi ca chính khí.

Giáo sư Lý Vận Bác khẳng định, văn học quan trường phải lấy người và việc làm đối tượng thẩm mỹ, nhận thức và suy nghĩ về hiện tượng quyền lực, phần lớn đó là các sáng tác theo chủ nghĩa hiện thực. Những trăn trở, băn khoăn của quần chúng nhân dân chính là mảnh đất làm sinh sôi dòng văn học quan trường và cũng chính nhân dân là đối tượng đón nhận những sáng tác mang hơi thở thời đại.

Nói một cách khác, các nhà văn viết về đề tài “quan trường” đã thỏa mãn phần nào tâm lý của độc giả muốn tìm hiểu hậu đài chốn nha môn.Không phải đến bây giờ ở Trung Quốc mới xuất hiện văn học quan trường mà nó đã có từ lâu, những Khang Hy, Càn Long, Tể tướng Lưu gù, những Đặng Tiểu Bình ba lần vào ra Nam Hải, Chu Dung Cơ không phải huyền thoại… đều thuộc dòng văn học này.

Vì vậy, có thể tạm dự đoán rằng, còn quan trường nha môn, còn tranh giành quyền lực, thân phận người lương thiện còn bị hà hiếp thì người cầm bút còn phải “tả thanh thiên”, viết lên trời xanh vậy.

* Sau Bí thư Tỉnh ủy, tác phẩm dịch sắp tới của ông là gì?

- Tôi đã gửi hai bản thảo tiểu thuyết Kinh thánh của một người (Cao Hành Kiện) và tập truyện ngắn Thời đại ảo (Ngô Huyền cùng nhiều tác giả khác), nay đang đợi ngày ra mắt bạn đọc. Còn trên bàn viết của mình, tôi cố gắng hoàn thành phần cuối tiểu thuyết Những con thiên nga hoang dã của nữ văn sĩ Trương Nhung, miêu tả cuộc đời ba thế hệ nữ nhi Trung Hoa (bà ngoại, mẹ và chính bản thân tác giả).

* Cảm ơn ông!

Theo tuần san SGGP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    \u00f4ng \u0111\u1ed9t ng\u1ed9t qua \u0111\u1eddi." />