![]() |
Robot điều khiển bằng tay đang "bắn" bóng vào đài lửa phụ. |
Họ còn sở hữu hai kỉ lục “đáng gờm”: thắng hai trận nock out và là đội có số điểm cao nhất vòng loại cuộc thi Sáng tạo robot 2005 (179 điểm) cụm phía nam, diễn ra vào chiều ngày 14-52005 tại ĐH SPKT.
Khó khăn…
Tám thành viên đều học cùng lớp Công nghệ tự động 02. “Con cưng” Atech ra đời bằng chuyên môn riêng của từng bạn: Hưng – lập trình, Huệ – làm board mạch, Hiếu – lập trình logo PLC, Trung và các bạn còn lại đảm nhiệm phần cơ khí. Cả nhóm họp lại thảo luận, bổ sung ý tưởng cho nhau, gom những ý tưởng nhỏ thành ý tưởng lớn.
Hai tháng cực nhọc “chạy đôn chạy đáo” tìm linh kiện, lắp ráp, vận hành thử rồi lại …sửa. “Tụi mình là SV, nghèo lắm nên mua toàn đồ second hand ở chợ Nhật Tảo, chợ Dân Sinh...”, bạn Huệ thổ lộ, “bọn mình dùng lại linh kiện của mấy anh làm robot khoá trước, còn “cũ” hơn “cũ” nữa”. Cả nhóm cười ồ lên trước sự ví von đầy hình tượng này.
Tám thành viên của Atech gồm: Đồng Phúc HưngPhạm Tiến TrungNguyễn Trọng HiếuNguyễn Văn NhấtNguyễn Khắc TýPhạm Văn SơnNgô Trường ThanhPhạm Minh Huệ Và người hướng dẫn Thạc sĩ Vũ Quang Huy – giảng viên khoa Cơ khí chế tạo máy |
Cơ cấu bỏ banh vào đài lửa được cải tiến bằng hệ thống “hạt cườm” giúp đưa banh trơn hơn những lần thi trước. Chỉ tính riêng hai “cánh tay phụ” đã có 280 hạt cần kết nối. Lại hì hục khoan, xỏ kẽm, kết vào, tất cả đều bằng …tay.
Việc “búa đập tay, tự khoan vào tay” là chuyện …bình thường khi lắp ráp. “Tụi mình làm vào buổi tối nên việc học thêm ngoại ngữ, vi tính đành hoãn lại kì sau”, bạn Khắc Tý cho biết. Khi quyết định dự thi, cả nhóm đều đồng lòng “tất cả vì robot”.
Và thành công…
Hai trận nock out ĐH Nông Lâm, Trung cấp Đồng Nai đem về cho đội 144 điểm và lần thắng vẻ vang ĐH Công nghiệp với 35 điểm đã nâng Atech lên hàng “vô địch vòng loại”. “Điểm đặc biệt của robot là nâng lồng lên và bỏ banh vào đài lửa chỉ bằng một động cơ”, bạn Hưng “bật mí” về ưu điểm của Atech, “robot tự động chỉ cao bằng cánh tay, biệt danh “con chuột” là vũ khí giúp nock out đối thủ nhanh hơn khi bỏ bóng vào đĩa nhiên liệu”.
Một thành tích không kém phần “hồi hộp” là đội đã cải tiến robot trước khi thi hai ngày và hoàn thành trước khi “chiến đấu” hai tiếng. “Thấy robot người ta chạy ào ào, nhìn lại robot mình chậm quá mà lo lắng”, Hưng nói về quyết định “thần tốc” này, “từ 20 giây rút ngắn còn 5 đến 7giây khi tiếp cận đài lửa trung tâm”.
Bách Khoa là đối thủ “khó chịu” nhưng nhóm lại “ngán” ĐH Công nghiệp. Hưng nói “mình đã tận mắt thấy ĐH Công nghiệp thi đấu, thế mà đối thủ đầu tiên lại là họ mới chết”, anh chàng răng khểnh cười vui vẻ vì cuối cùng cũng vượt qua “cái ải tâm lí “đầy khó khăn.
“Đến với cuộc thi, nhóm chỉ mong vào được vòng chung kết. Không ngờ lại chiếm được số điểm cao như vậy”, bạn Huệ thổ lộ niềm vui bất ngờ này. Tham gia cuộc thi, các bạn học hỏi được nhiều thứ, từ cách lập trình, nâng cao tay nghề, làm quen với thực tế giúp kiến thức “thấm” sâu hơn. “Quan trọng là mọi người học hỏi lẫn nhau”, cả nhóm cùng một ý nghĩ khi được hỏi về đối thủ trong vòng chung kết sẽ diễn ra vào tháng 6 tại nhà thi đấu Quân khu 7, “đội nào cũng là một ứng cử viên sáng giá cho chiếc vé đến Trung Quốc, để xem thần may mắn sẽ mỉm cười với ai”.
Tại lễ bế mạc cuộc thi Sáng tạo robot 2005, PGS – TS Lê Hoài Quốc tổng kết những thành tích và tuyên dương các đội tham gia thi đấu. Các trường như: ĐH Nông Lâm, trường Sĩ quan Kĩ thuật Thông tin Nha Trang, ĐH DL Bình Dương, ĐH An Giang, DL Lạc Hồng lần đầu tham gia thi đấu nhưng đạt thành tích khá tốt, đặc biệt DL Lạc Hồng với hai đội đều lọt vào vòng chung kết. Riêng Bách Khoa và SPKT, hai trường có nhiều đội vào chung kết nhất với 4 đại diện. PGS – TS Lê Hoài Quốc tuyên dương đội VHP4 – TK của trường Cao đẳng Kĩ thuật VINHEM – PICH với robot thông minh nhất cuộc thi, mang tính đột phá và bất ngờ về kĩ thuật. Tổng kết qua 123 trận, có 8 trận thắng tuyệt đối, trong đó nhanh nhất là đội HV50 (60 giây). Những ưu điểm của cuộc thi cũng đã được ghi nhận. Đó là ghi điểm nhanh vào đài lửa trung tâm, robot điều khiển bằng tay gọn nhẹ, nhiều đội ghi điểm vào vòng một cách hoàn chỉnh. “Cuộc thi mang tính học tập, nghiên cứu, thử nghiệm, triển khai khoa học công nghệ tạo ra niềm đam mê, phản ánh được nhu cầu NCKH trong SV”, theo như lời PGS – TS Lê Hoài Quốc phát biểu tại buổi lễ. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận