01/10/2003 14:00 GMT+7

Anh hùng xạ điêu xưng hô quá... loạn xạ

<A href=shinichi_3005@yahoo.com" />

Tôi là một người rất thích các đọc các tác phẩm kiếm hiệp của các tác giả Trung Quốc nổi tiếng như Kim Dung, Trần Thanh Vân, Cổ Long, Ngoạ Long Sinh. Nay trên HTV7 mỗi chiều đều chiếu bộ phim Anh hùng xạ điêu và tôi thấy có một số điểm chưa hài lòng với người dịch các lời thoại trong phim. Trong phim các nhân vật xưng hô khá ... loạn xạ , nhất là nhân vật Quách Tĩnh.Quách Tĩnh gặp ai cũng xưng "đệ tử".

CVEijf9r.jpgPhóng to
Quách Tĩnh của Anh hùng xạ điêu
Tôi là một người rất thích các đọc các tác phẩm kiếm hiệp của các tác giả Trung Quốc nổi tiếng như Kim Dung, Trần Thanh Vân, Cổ Long, Ngoạ Long Sinh. Nay trên HTV7 mỗi chiều đều chiếu bộ phim Anh hùng xạ điêu và tôi thấy có một số điểm chưa hài lòng với người dịch các lời thoại trong phim. Trong phim các nhân vật xưng hô khá ... loạn xạ , nhất là nhân vật Quách Tĩnh.Quách Tĩnh gặp ai cũng xưng "đệ tử".

Xem một vài ví dụ : Khi lần đầu tiên gặp đạo trưởng Vương Xử Nhất , Quách Tĩnh xưng "đệ tử". Sau đó khi tiếp xúc với Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong cũng xưng y như vậy. Nên biết là theo quan hệ trong võ lâm, tiếng "đệ tử" chỉ được xưng hô với sư phụ - người truyền dạy võ công mà thôi. Do vậy, cách xưng của Quách Tĩnh là đã phạm vào "đại kỵ của võ lâm". Trong trường hợp này , đối với đạo trưởng Vương Xử Nhất , Hoàng Dược Sư và Âu Dương Phong, Quách Tĩnh phải xưng là "vãn bối","tiểu bối" ,"kẻ hậu học" mới đúng quy tắc.

Trong một tập khác, khi sắp giao đấu ở gia trang của Lục Thừa Phong, Quách Tĩnh lại gọi Mai Siêu Phong là ... cô nương, trong khi xét theo niên kỷ thì Mai Siêu Phong ngang hàng với "Giang Nam Thất Quái", sư phụ của Quách Tĩnh.

Một nhận xét nữa về lời dịch , khi đạo trưởng Khưu Xứ Cơ và Giang Nam thất quái xoá bỏ hiểu lầm, đạo trưởng đã chắp tay tạ lỗi với Thất quái kèm theo lời nói: "... xin bái lạy". Tại thảo nguyên Mông Cổ, khi hội kiến giữa Thất quái (lúc ấy chỉ còn Lục quái), đạo trưởng Mã Ngọc cũng nói một câu có chữ "bái lạy".

Chúng ta nên biết, trong võ lâm, danh tiếng được các nhân vật giang hồ coi trọng hơn cả sinh mạng. Khư Xứ Cơ là một anh hùng tung hoành khắp Trung Nguyên , tiếng tăm vang lừng thì làm gì có chuyện "bái lạy" ? Mã Ngọc là đại sư huynh trong Toàn Chân Thất Tử, là đương kim giáo chủ của Toàn Chân phái, danh phận thuộc hàng Nhất môn chi chủ phái thì làm gì "bái lạy" ?

Trong giang hồ các nhân vật khi gặp nhau thì tuyệt đối không dùng chữ "bái lạy" mà dùng những từ ngữ khách sáo kiểu như "Kính ngưỡng", "hạnh ngộ", "Nghe danh đã lâu" ... Từ bái lạy chỉ dùng để đối với phụ mẫu , sư phụ , sư tổ , linh vị tổ tiên , linh vị tổ sư hoặc trong các trường hợp ngoại lệ là tham kiến các vị cao nhân tiền bối cáo tuổi hoặc tạ ơn cứu tử của ai đó.

Đây là một lỗi nhỏ nhưng đối với các khán giả, mà đã sành kiếm hiệp thì khi nghe như vậy sẽ cảm thấy rất khó chịu. Một bộ phim hay không nên có những "hạt sạn" như thế này. Kính mong ban biên tập HTV7 tiếp thu ý kiến và rút kinh nghiệm về sau.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên