02/03/2007 04:03 GMT+7

Ái vật

Th.S TRẦN THÀNH NAM(khoa tâm lý học Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội)
Th.S TRẦN THÀNH NAM(khoa tâm lý học Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội)

TT - K., 14 tuổi, được đưa đến gặp tôi vì một chứng bệnh rất “xấu hổ”: lấy cắp đồ lót của người khác. Hiện K. đã có 5 - 6 chiếc quần lót trong bộ sưu tập và thường lôi chúng ra “ngắm nghía” ít nhất một lần trong ngày. Sự việc được phát hiện khi mẹ K. bắt quả tang sau nhiều lời phàn nàn mất đồ của hàng xóm.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi biết bố mẹ K. vốn rất nghiêm khắc, thường xuyên nhốt K. trong nhà.

Trước khi bắt đầu trị liệu, chúng tôi tư vấn cho bố mẹ K. về những thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì. Những hành vi lệch chuẩn này có thể xuất phát từ những mong muốn giới tính của tuổi dậy thì và sự bất lực, tự ti trong việc kết bạn khác giới. Đề nghị gia đình bình tĩnh, hợp tác trong trị liệu.

Còn với K., em phải cam kết sẽ không làm những hành vi này lén lút ở nhà và phải chuyển “bộ sưu tập” đến phòng khám. Với giám sát của nhà trị liệu, em sẽ được tiếp xúc với chúng hai buổi/tuần.

Buổi trị liệu thường bắt đầu bằng kỹ thuật gây ghét. K. tiếp xúc với “bộ sưu tập” một mình trong phòng kín và chúng tôi theo dõi em qua camera. Cứ mỗi khi em để mắt hay chạm tay vào đó, sẽ là một cú giật điện nhẹ. Cường độ dòng điện sẽ mạnh hơn một chút nếu K. tiếp tục ngắm nghía, hít ngửi hay áp lên mặt. Phần trị liệu này thường kết thúc khi tất cả những chiếc quần được cất trong ngăn kéo.

Tiếp đến, K. được đọc sách và thảo luận về sự phát triển sinh lý và tâm lý của tuổi dậy thì, thủ dâm... và đó là việc bình thường của lứa tuổi nên không cần mặc cảm tội lỗi với người khác. Em được hướng dẫn, thực hành cách thức tăng cường sự tự tin trong giao tiếp.

Hiện nay, K. có thể thoải mái bắt chuyện với các bạn cùng lớp, kiểm soát tốt hành vi và suy nghĩ của mình khi thảo luận với chúng tôi cùng với “bộ sưu tập” được đặt ở góc phòng.

Ái vật (thường ở nam giới) là một dạng bệnh lệch lạc tình dục, trong đó đối tượng có sự gắn bó tình dục mạnh mẽ với một vật vô tri như quần, áo, khăn, tất (vớ) của người khác.

Kỹ thuật gây ghét sợ (aversion) không những có hiệu quả với những biểu hiện lệch lạc tình dục mà còn được áp dụng nhiều trong trị liệu chứng nghiện. Chẳng hạn người ta cho người nghiện uống rượu cùng với một chất gây buồn nôn dữ dội. Sau vài lần như vậy, sợ nôn sẽ biến thành sợ rượu...

Th.S TRẦN THÀNH NAM(khoa tâm lý học Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên