14/02/2007 22:52 GMT+7

20 ca khúc cảm hứng từ những người tình nổi tiếng

ANH NGUYỆN
ANH NGUYỆN

TTO - Trong khi các nghệ sĩ thường sẵn sàng biểu lộ tâm tư, trao tình cảm chân thành cho sự thưởng ngoạn của đại chúng, thì tình yêu trong chính đời sống của họ lại cực kì phức tạp, đặc biệt khi đối tượng của họ lại là một người nổi tiếng.

Cry me A river - Justin Timberlake (2002): Cảm hứng từ Britney Spears

aa81Engi.jpgPhóng to
Britney & Justin
Giữa Justin và Britney, hoàng tử và công chúa của teen-pop cũng có chút hơi hám tình yêu và phản trắc như của Sinatra và Gardner. Mối tình của họ kết thúc tơi tả đầy scandal và cuộc chia tay không mấy thân thiện gây xầm xì trong dư luận rằng họ đã lừa dối nhau.

Justin xuất hiện trên màn hình và chỉ tay về phía khán giả trong đoạn solo xác minh rõ ràng rằng không còn cơ hội nào nữa để làm hòa với nhau: "Your bridges were burned / And now it's your turn to cry me a river." (Những chiếc cầu (bắc đến em) đã bị thiêu hủy, và nay thì em chỉ còn khóc cho tôi một dòng sông).

Tâm trạng này hoàn toàn khác với nỗi nhớ cố hương trong bản nhạc tiếng Việt cùng tên - Khóc một dòng sông - của Đức Huy. Timberlake phủ nhận đây là một lời ca tự thuật, tuy nhiên cô gái trong đoạn video clip trông vẫn quen thuộc một cách lạ lùng mặc dù nàng bị phê phán là đã trả thù một cách cay độc.

Don’t speak - No Doubt (1995): Cảm hứng từ Tony Kanal

z4jRr8id.jpgPhóng to
Gwen Stefani & Tony Kanal
Hát lên nỗi niềm của một trái tim tan vỡ cho người tình cũ nơi chốn xa xăm là một chuyện, nhưng làm điều đó khi người yêu vẫn hằng kề vai sát cánh trên bục diễn lại là chuyện hoàn toàn khác. Gwen Stefani đã làm được điều đó một cách can đảm, dạn dĩ với khúc tình ca buồn thảm về cuộc chia tay của cô với tay bass nhóm No Doubt - Tony Kanal.

Không như rất nhiều các bài khác khi nói về cuộc tình đổ vỡ, Don't speak không có sự chua xót mỉa mai, không có khát khao phục thù rửa hận, ngoài một nỗi đau thương trinh bạch.

Nếu bạn không cảm nhận được lời ca trữ tình của Stefani, hãy khám phá xem trái tim bạn có còn đập hay không.

Harvest - Neil Young (1972): Cảm hứng từ Carrie Snodgrass

gAcbwQEq.jpgPhóng to
Carrie Snodgrass -"Nàng thơ" của Neil Young
Nữ diễn viên Carrie Snodgrass đã bỏ Hollywood cùng với sự nghiệp vào đầu thập niên 1970 để sống với Neil Young. Mối tình ngắn ngủi của họ sinh hoa kết trái là một đứa con trai và... ca khúc này.

Đây là dấu vết, là duyên do cho tựa đề album thành công nhất của Young về mặt thương mại. Với điệp khúc "Dream up, dream up/Let me fill your cup with the promise of a man" (Hãy mơ đi, hãy tưởng đến, hãy để cho anh rót tràn ly đời em bằng lời hứa danh dự của một thằng đàn ông), bài hát chứng minh một điều rằng: Young đã sẵn sàng lên ngựa quay về với Carrie, sau một cuộc li hôn vừa mới đây, để rồi họ có thể lại chia tay lần nữa. Buồn thay, Carrie giờ đã ra người thiên cổ!

Dù sao đi nữa, Harvest vẫn mãi mãi là một ca khúc trữ tình cho những cuộc tình mai sau, đầy hứa hẹn.

'

KPqwHLnl.jpgPhóng toBeyoncé Knowles & Jay-Z03 Bonnie and Clyde - Jay-Z & Beyoncé Knowles (2002): Cảm hứng từ... nhau

Trong vòng vây báo giới mỗi ngày một căng, Jay-Z và Beyoncé ắt phải tuyên bố rõ ràng về kết cục của cuộc hôn nhân đang bên bờ vực của họ. '03 Bonnie and Clyde là một tuyên cáo đầy thách thức, tự ví mình như những kẻ xem thường mọi luật lệ trong một thời đại băng hoại và tuyên bố rằng mình sẵn sàng chết cho nhau.

Được phú bẩm cho bản chất nhanh nhạy của những cặp tình nhân nổi tiếng, Jay-Z đã trả lời cho câu hỏi liệu mối tình lớn của họ đang hồi khó khăn có kéo dài hay không:

"Ain't nothin' gonna stop me and hon from rollin'." (Không có gì trong đời này có thể ngăn cản hai đứa tôi quấn chặt vào nhau!).

You’re so vain - Carly Simon (1972): Cảm hứng từ Warren Beatty hay Mick Jagger... (?)

eTPpj3YD.jpgPhóng to

Carly Simon
Ca khúc này được thu âm chỉ một thời gian ngắn vào khoảng 1973, sau khi Simon kết hôn với James Taylor - ca sĩ kiêm sáng tác và là người cộng tác với cô. Bài hát châm ngòi cho một cuộc tranh luận về nội dung mà cô đã viết ra.

Liệu ai trong số những người tình cũ là nhân vật được đề cập trong ca khúc? Mick Jagger hay Warren Beatty, Kris Kristofferson hay Cat Stevens...?

Jagger thường được sự đồng tình của nhiều người. Sự kiện anh hát cặp để ghi âm với cô đã củng cố cho điều đó một cách hợp tình hợp lí. Tuy nhiên, nhiều người lại nghĩ nhân vật trong ca khúc là tên "sở khanh đỏm dáng" Beatty. Cũng có thể "kép chính" là tổng hợp của các kép kể trên (?).

Từ 30 năm nay, Simon luôn từ chối bất kì những tin tức săm soi đến “người đàn ông ẩn danh”, để rồi You’re so vain mãi còn nguyên là một trong những câu đố bí ẩn của rock.

I’m a fool to want you - Frank Sinatra (1951): Cảm hứng từ Ava Gardner

jAEJW248.jpgPhóng to
Frank Sinatra & Ava Gardner
Ai cũng biết về chuyện dan díu ồn ào giữa Sinatra và cô đào nổi tiếng bốc lửa Ava Gardner. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một tường trình ở ngôi thứ nhất (tự thuật), hãy lần dò theo dấu vết của những lời ca tình sầu mà ông đã viết.

Trong ca khúc, Sinatra đã tự phác họa chân dung mình là một “ông trùm” (chairman) khóc than cô nàng Gardner man trá lừa tình, than thở về cái nỗi bất lực của bản thân không thể lìa xa: "A love that can't be true / A love that's there for others too." (Một mối tình huyễn hoặc, một mối tình bày ra đó không chỉ cho riêng mình, nhưng còn cho nhiều gã khác nữa.)

Có lẽ Frank đã đắng cay khi tái thu âm bài này không lâu sau khi ly dị năm 1957, nhưng chính bản gốc được ghi âm trước khi họ chia tay mới là âm vang của trái tim Frank đang tan vỡ.

Uptown Girl - Billy Joel (1983): Cảm hứng từ Christie Brinkley

B41mWYPq.jpgPhóng to
Chritie & Billy
Không cần phải xem báo mới biết về mối tình giữa siêu mẫu Chrsitie Brinkley và chàng ca sĩ thuộc tầng lớp công nhân Billy Joel. Hollywood chưa từng chứng kiến chuyện tình nào đẹp đẽ hơn mối tình được thuật lại trong ca khúc của Joel về một phu nhân thuộc giai cấp quí tộc đã tìm được tình yêu trong một khu phố nghèo.

Ca khúc đã đưa Joel lên Top 5 và là hình tượng tình yêu tuyệt vời của anh và Brinkley. Buồn thay, chính Joel đã loại Uptown girl ra khỏi danh sách những bài yêu thích của anh sau khi họ ly dị vào 1994.

Hold on - Lil’ Kim (2000): Cảm hứng từ Notorious B.I.G.

Rõ ràng vụ ám sát người đồng sự và cũng là người yêu cũ của Lil’Kim vào 1997 đã để lại cho cô những vết thương lòng khó quên. Trong ca khúc, cô để cho tuôn tràn ra tất cả những đau thương mất mát và tuyệt vọng trước sự ra đi của Biggie (tên âu yếm khi gọi Notorious B.I.G.).

Ca khúc đánh dấu một sự chuyển hướng đáng gờm không như hình tượng sex thường ngày của Kim; nó cũng là một minh chứng cho mối tình đầy cảm động, mà ở một khía cạnh nào đó, rất dễ tổn thương nơi người phụ nữ cứng rắn mà ta chưa từng chứng kiến này.

She belongs to me - Bob Dylan (1964): Cảm hứng từ Joan Baez

NhOOXGqU.jpgPhóng to
Joan Baez & Bob Dylan
Qua danh mục những bài hát hay được yêu cầu trên sóng phát thanh, có thể nói, She belongs to me nổi tiếng như một ca khúc “chống tình yêu” rất phổ biến trong giới trẻ hâm mộ nhạc pop thời đó.

Giai điệu của ca khúc nhẹ nhàng tinh tế, nhưng lời ca lại đầy cảm nhận xáo trộn và thất vọng, sự lột tả đầy sáng tạo nhưng mỉa mai cay đắng - tiêu biểu của giọng thơ Bob Dylan.

Cho dẫu ca khúc có che giấu nỗi hận tình dưới những lời ca tối nghĩa, thế nhưng tên bài hát đã ám chỉ về nữ hoàng nhạc folk Joan Baez, người một thời gắn bó với Dylan làm thành một cặp nghệ sĩ của dòng nhạc phản chiến (chiến tranh VN) cừ nhất.

Breathe - Faith Hill (1999): Cảm hứng từ Tim McGraw

xNTeSSGg.jpgPhóng to
Faith Hill &Tim McGraw
Có một sự chuyển hướng thật rõ ràng trong những ca khúc của Faith Hill kể từ khi cô kết hôn với Tim McGraw, danh ca làng nhạc country và cũng là người đồng sự của cô.

Trong những ca khúc kể về sự lợi dụng và dối gạt tình yêu mở lối cho một khuynh hướng lãng mạn mới, chắc chắn chẳng có bài nào hiện thực hơn bài hát này. Hill chuyển tải sự thân mật gối chăn với một sự gợi cảm mà ít có ca khúc pop nào có thể sánh được. Breathe hé mở một tương lai rực rỡ trong đời sống riêng cũng như sự nghiệp của cô.

Angie - The Rolling Stones (1973): Cảm hứng từ Angela Bowie

Ca khúc vàng son của The Rolling Stones từ lâu đã bị dư luận xầm xì vì sự dan díu của Mick Jagger với vợ của David Bowie, Angela. Tuy nhiên một số người lại cho rằng dư luận xuất phát từ chính Angela.

Cho dẫu thế nào, ca khúc - nói lên sự chán chường ngày càng tăng của một người tình trước những mưu tính lãng mạn giả tạo - hầu như đã ám chỉ đến người vợ lưỡng tính của Bowie. Tuy nhiên, giai thoại này cũng chẳng ngăn cản được ca khúc trở nên bài hit trên các bảng xếp hạng.

Rosanna - Toto (1982): Cảm hứng từ Rosanna Arquette

RGnkjqNk.jpgPhóng to
Rosanna Arquette
Nữ diễn viên Rosanna Arquette trở nên chủ đề cho ca khúc này khi cô hẹn hò với Steve Lukather của Toto. Giọng ca chính kiêm guitarist này rõ ràng đã bị cô nàng Rosanna bỏ bả tình. Thế nhưng cuộc tình không thể kéo dài, để rồi Lakather đã viết một ca khúc khác về một cô tên Carmen trong album kế tiếp của Toto.

Tuy nhiên cuối cùng, vượt trên cả mối quan hệ với Arquette, Toto đã gặt hái thành công khi Rosanna chộp được một số giải Grammy trong đó có giải ghi âm của năm.

Carrie-Anne - The Hollies (1967): Cảm hứng từ Marianne Faithfull

nFJJP9zB.jpgPhóng to
Marianne Faithfull
Không như tựa bài hát, ca khúc thực ra là khúc tình phụ của Graham Nash về nàng Marianne Faithfull, mỹ nhân ngư của London hoa lệ. Nash quá rụt rè không dám gọi tên cô, vì thế anh đã "ngụy trang" tình ý của mình, một phần cũng vì Faithfull vẫn tiếp tục quen thân với Mick Jagger.

Với âm điệu đều đặn nhẹ nhàng và lời thơ "sân trường" lãng mạn, bài hát này có một sự quyến rũ thơ ngây của một mối tình học trò.

Maria Bartiromo - Joey Ramone (2001): Cảm hứng từ Maria Bartiromo

wcakbRsy.jpgPhóng to
Maria Bartiromo
Joey Ramone thuộc loại đàn ông cô độc. Bởi vậy chẳng có gì phải ngạc nhiên khi một trong những ca khúc về mối tình duy nhất của anh phản ảnh sự vụng về thô kệch của mình.

Là một người say mê thị trường chứng khoán, Joey viết bài tụng ca về nàng phối viên đẹp rực rỡ của CNBC sau khi xem bản báo cáo công việc của cô. Anh không tỏ ra phiền lòng với những lời tỏ tình rỗng tuếch; Yahoo, Amazon, Intel là những cái tên của thế giới số chẳng mấy ngọt ngào khi ám chỉ đến Maria.

Nhưng nếu quả thật anh thích cô vì bản báo cáo chứng khoán, thì lời ca hân hoan "She's really outta sight" (Nàng thật sự ở ngoài tầm tay) đã hé lộ cho ta thấy trái tim anh thuộc về ai.

When did you stop loving me, When did you stop loving you - Marvin Gaye (1978): Cảm hứng từ Anna Gordy

Khi Anna Gordy - chị em với Barry Gordy nổi tình nổi đám của hãng Motown - li dị Marvin Gaye, cô vẫn được hưởng một số phần trăm bản quyền tác giả của anh trong album kế tiếp. Thay vì chơi khăm cô bằng cách sản xuất một ghi âm hạng thứ, anh đã cho ra đời một album đôi kể về cuộc tình tan vỡ của họ với tất cả chi tiết thô bạo.

Với khúc Here, My Dear trong track này, Marvin đã phơi bày hết cả tâm hồn anh với những lời ca trần trụi như "If you ever loved me with all your heart / You'd never take a million dollars to part" (Nếu một ngày nào đó em có yêu anh, em sẽ chẳng bao giờ cuỗm được một triệu đôla rồi “dông” mất).

q63fzoL0.jpgPhóng toTammy Wynette & George JonesWe can make it - George Jones (1972): Cảm hứng từ Tammy Wynette

Cuộc tình của George và Tammy ê hề những chuyện say xỉn và hút sách, nhưng bài này không hẳn như vậy. Viết mừng cuộc hôn nhân của hai người, ca khúc bừng lên sự lạc quan rực rỡ, bộc lộ một sự kiên trì sắt thép.

Nhưng sự xác tín của đôi tình nhân không đứng vững lâu vì những chuyện say sưa be bét của Jones, cộng thêm ác tâm của báo chí. Có lẽ vì thế mà hai năm sau họ đã li dị, để rồi Jones lại viết ca khúc The grand tour, một trong những tường thuật não lòng về cuộc hôn nhân tan vỡ.

Layla

- Derek and the Dominoes (1970): Cảm hứng từ Patti Harrison
QNbLcANF.jpgPhóng to
Patti Harrison & George Harrison

Nếu mục tiêu cao nhất của một tình khúc là sự thăng hoa tình cảm, thì Layla đã đến đỉnh tột cùng của nó. Cho đến nay, mọi người đều biết về chuyện Eric Clapton viết ca khúc này như một lời tỏ tình kín đáo đến bạn tình của bằng hữu thân nhất đời ông là George Harrison.

Nhưng ý thức được điều này chỉ làm gia tăng cực độ sự thống khổ, khiến rung lên từng nốt nhạc, từng lời thơ. Clapton đã cố đạt đến sự thấu suốt về những tình cảm bị cấm kỵ của mình. Hơn 30 năm sau, Layla vẫn là "bức thư tình" nhạc rock lừng danh nhất.

Stevie - Brian Wilson (khoảng cuối thập niên 1970): Cảm hứng từ Stevie Nicks (?)

IbNecF87.jpgPhóng to
Stevie Nicks
Trong số các anh em nhà Wilson - những thành viên cột trụ của ban The Beach Boys, có hai người phải lòng bông hoa xinh đẹp duy nhất của ban Fleetwood Mac - Stevie Nicks (mặc dầu cậu em Dennis đã có một mối tình đầy lãng mạn với Christine McVie).

Bản Stevie mà Brian Wilson tách nhóm hát riêng có lẽ được cảm hứng từ Stevie Nicks, người ta có thể phỏng đoán như thế qua những gì ẩn kín đằng sau lớp ca từ đầy ắp những say sưa lãng mạn của anh: "I have adored you for so long / And the vibrations are so strong" (Anh đã tôn thờ em từ lâu, niềm rung cảm quá mạnh mẽ).

Có lẽ không bao giờ ta biết được nàng thơ thật sự của bản này, nhưng Nicks dường như là cô thiếu nữ California luôn đi đi về về trong chiêm bao của Brian.

Birthday song - Ben Lee (1999): Cảm hứng từ Claire Danes

hycbDAiM.jpgPhóng to
Ben Lee & Claire Danes

Có tựa đề gốc là Claire's birthday song, tay rocker người Úc Ben Lee đã viết bài ca tỏ tình này như một món quà mừng sinh nhật bạn gái - nữ diễn viên Claire Danes, khi cô mới 20 tuổi.

Cậu thiếu niên Ben Lee lúc đó xem ra khá già dặn trong lời tỏ tình đầu đời: "Hey there, I said it/I'm in love with you" (Ôi nào, tôi đã nói rằng tôi đã đắm say em từ lâu). Một câu ấy thôi cũng đủ làm trái tim băng giá của nữ hoàng điện ảnh chảy tan.

Hearts and bones - Paul Simon (1983): Cảm hứng từ Carrie Fisher

bdH98fGA.jpgPhóng to
Carrie Fisher
Rõ ràng là bị choáng váng với cuộc li hôn với nữ diễn viên Carrie Fisher, Paul Simon đã viết ca khúc này như một cuộc kiểm nghiệm tình yêu. Đấu tranh với sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm, anh có vẻ như tìm ra “đường cung của thần ái tình”, nó rối rắm như trò chơi ô chữ gay cấn.

Tuy nhiên cuối cùng anh cũng đã giải được phương trình tình cảm đó: “You take two young bodies and twirl them into one / Their hearts and their bones, and they won't come undone." (Bạn hãy nắm lấy hai thân xác thanh xuân, hãy quay cuồng cho đến khi chúng hợp thành một - tâm hồn và thân xác - và sẽ chỉ là một mà thôi).

ANH NGUYỆN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên