![]() |
- Vừa rồi tôi thử làm một phép tính đơn thuần về mặt toán học, với ẩn số là số năm VN đuổi kịp Singapore về GDP đầu người (tính bằng USD theo tỉ giá thực tế) và tham số là tỉ lệ tăng GDP đầu người trung bình của các nước trong 10 năm qua, kết quả là VN sẽ phải mất tới 197 năm để bắt kịp Singapore.
Để trở thành người chiến thắng trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, VN cần những người được đào tạo tốt, có tay nghề và tính chuyên nghiệp cao ở tất cả mọi cấp độ của hoạt động kinh tế. Đó là yếu tố quyết định VN sẽ đi nhanh hay chậm. Do vậy, điều tôi muốn nhấn mạnh là cần chú tâm vào các yếu tố giúp VN thật sự tăng trưởng cao có chất lượng hơn là mất thời gian tính toán xem bao lâu thì bằng nước này, nước khác. |
Mặt khác, nếu tính thu nhập GDP đầu người bằng cách sử dụng “tỉ giá sức mua tương đương” (PPP), trong đó tính toán tới sự khác nhau trong chi phí sống thực tế ở mỗi nước thì GDP đầu người của VN cao hơn nhiều và do vậy thời gian đuổi kịp các nước khác sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, sự tính toán của tôi không nhằm đưa ra đánh giá cụ thể là VN sẽ mất bao lâu để đuổi kịp một nước khác. Đây hoàn toàn chỉ là một phép tính chứ không phải là một dự báo hoặc một đánh giá.
![]() |
- Nếu chỉ nói về tăng trưởng kinh tế đơn thuần thì các yếu tố quyết định là lao động, vốn và năng lực sản xuất. Tôi cho rằng với tình hình hiện tại thì nguồn vốn con người ở VN cần phải được phát triển nhanh hơn nữa thông qua tăng cường chất lượng giáo dục. Bên cạnh việc chú trọng cấp tiểu học, VN cần tăng hiệu quả ở các cấp cao hơn, ví dụ như cấp tiến sĩ. Đây là chính sách quan trọng bởi cuộc chiến về kinh tế cuối cùng thực chất cũng là cạnh tranh giữa các cá nhân với nhau.
Theo xếp loại của Ngân hàng Thế giới năm 2005: + Nước có mức thu nhập thấp: GDP/người danh nghĩa dưới 765USD + Nước có mức thu nhập trung bình thấp: từ 766USD đến 3.035USD + Nước có mức thu nhập trung bình cao: từ 3.036USD đến 9.385USD + Nước có mức thu nhập cao: trên 9.386USD |
Ngoài ra, tôi nghĩ VN cần tiết kiệm hơn. Để tăng trưởng cao không nhất thiết lúc nào cũng đồng nghĩa với đầu tư nhiều. VN hiện đang trong giai đoạn muốn thúc đẩy tăng trưởng nhanh do đó tung ra nhiều vốn đầu tư, nhưng VN cần đảm bảo có một lượng tiết kiệm hiệu quả để hỗ trợ các khoản đầu tư này. Nếu không có một lượng tiết kiệm dồi dào, VN sẽ phải tiếp tục dựa vào việc vay mượn từ các nước khác.
* Theo lý giải của ông, vì sao Singapore đạt được mức độ thịnh vượng nhanh chóng như vậy?
- Nếu phải xét cụ thể thì tôi cho rằng một trong những yếu tố giúp Singapore phát triển nhanh là họ có một nền quản trị tốt. Singapore đã xây dựng được một cơ cấu thể chế rất có trật tự và hiệu quả. Bên cạnh đó họ đầu tư mạnh vào giáo dục. Khi có một hệ thống vận hành tốt và những con người chất lượng cao, chẳng có lý do gì để một nước không phát triển.
* Vậy theo ông, cơ hội cất cánh của VN là thế nào ?
- Theo tôi VN không có khó khăn gì trong việc sớm trở thành một nước có mức thu nhập trung bình. Mục tiêu này là trong tầm với nếu chính phủ tiếp tục thực hiện cẩn trọng và hiệu quả các kế hoạch đã đề ra, tất nhiên với giả thuyết rằng các yếu tố ngoại cảnh không quá bất lợi. Nhưng để đạt mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa, đây có lẽ là điều khó khăn hơn.
* Xin cảm ơn ông.
Nước |
GDP đầu người theo PPP (USD) |
GDP đầu ngườidanh nghĩa (USD) |
Singapore |
26.799 |
24.740 |
Malaysia |
10.423 |
4.646 |
Thái Lan |
7.901 |
2.521 |
Indonesia |
3.703 |
1.191 |
Philippines |
4.561 |
1.010 |
Việt Nam |
2.570 |
535 |
Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới: Vấn đề là tăng trưởng thế nào Một nước có mức GDP đầu người cao chưa hẳn được coi là nước thịnh vượng nếu xét dưới góc độ phát triển. Câu hỏi đặt ra là mức thu nhập GDP ấy có được phân bổ đều cho toàn bộ dân chúng không? Thử hình dung GDP của cả nước như một cái bánh, trong đó chỉ 1% dân số được hưởng phần lớn cái bánh ấy. Như vậy không thể đánh giá đó là nước phát triển mà chỉ có thể nói nước ấy có một nhóm người giàu mà thôi. Theo cách tiếp cận của WB, một nước được đánh giá là phát triển không chỉ xét đơn thuần các khía cạnh kinh tế mà còn xét cả các tiêu chí về con người, môi trường, hoạt động của thị trường và nhà nước, mức độ liên kết toàn cầu. Vấn đề đặt ra ở đây không phải là một năm VN sẽ tăng trưởng GDP bao nhiêu mà là sẽ tăng như thế nào và có bền vững hay không? Nếu như đánh đổi tất cả (phá hoại môi trường, đầu tư tràn lan) để có tăng GDP tất yếu sẽ dẫn đến lúc tự mình “kiệt sức”, ngã gục trên đường đua chứ chưa nói đến việc đuổi kịp nước này nước khác. Tôi nghĩ thông điệp chính mà đại diện IMF muốn đưa ra là VN cần biết mình đang ở đâu và khoảng cách với các nước như thế nào để từ đó qui hoạch các chính sách dài hạn hợp lý. Và có lẽ ông cũng muốn nhắn nhủ rằng VN nên “thắt lưng buộc bụng” trên con đường phát triển hơn là chi tiêu lãng phí và đầu tư thiếu hiệu quả. Đối với tôi, việc nhiều người bày tỏ sự quan tâm đối với con số “197 năm” cũng có nghĩa là VN không từ bỏ cải cách. Và tôi phấn khởi về điều này. ________________________________ Nhìn vào sự cách biệt để điều chỉnh mình Tôi cho rằng vấn đề nằm ở chỗ chúng ta có quyết tâm rút ngắn khoảng cách không, có muốn đuổi kịp họ hay không, từ đó sẽ quyết định con đường đi sắp tới sẽ như thế nào. Con số 197 năm đưa ra có thể dựa trên sự phát triển bình thường, chưa đạt hiệu quả cao của nền kinh tế VN trong những năm qua. Chúng ta đang đổ quá nhiều tiền vào những ngành công nghiệp cồng kềnh kém cạnh tranh, đầu tư dàn trải, quản lý kém. Nếu tiếp tục như vậy thì “triển vọng” mất hàng trăm năm để chạy theo các nước láng giềng là hiển hiện. Muốn rút ngắn khoảng cách, cần phải có những giải pháp đột phá. Một trong những giải pháp đó là phải xem xét có nên tiếp tục duy trì quan điểm khu vực kinh tế nhà nước là nền tảng, động lực cho sự phát triển kinh tế của đất nước nữa hay không. Cần phải định hướng lại các ngành, chọn lựa các ưu tiên, từ những ưu tiên đó sẽ xác định phân công cho khu vực nào làm là tốt nhất. Cũng cần nhớ rằng các khoản đầu tư khổng lồ không phải là tác nhân quan trọng nhất giúp cho sự tăng tốc của nền kinh tế mà chính là năng suất lao động - một đòi hỏi cấp bách đối với sự cải cách triệt để của nền giáo dục VN. Chúng ta đang ở trong thời điểm kỷ niệm 80 năm ngày mất của cụ Phan Châu Trinh - một trong những nhà cải cách tiên phong của VN. Có thể rất khó để tìm ra một Phan Châu Trinh mới trong thời kỳ phát triển kinh tế hiện nay nhưng chúng ta có cả một lớp trẻ có thể đồng tâm hiệp lực, sẵn sàng xông pha và cống hiến cho đất nước. Vấn đề của những người lãnh đạo là phải biết chắt lọc, lắng nghe và sử dụng họ. Bởi suy cho cùng, nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính là ở con người. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận