Lớp học đặc biệt của cô Huyền

PHẠM THỊ NGA
PHẠM THỊ NGA

TTO - Biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp mà cô trò chúng ta có với nhau sẽ theo chúng em suốt cuộc đời. Gian nhà xưa chật hẹp - cũng là nơi cô cho hơn 40 học sinh chúng em tri thức - vẫn còn mãi trong trí nhớ em.

7Xa4EzAJ.jpgPhóng to

Cô Lương Thị Huyền (đứng giữa) chụp hình lưu niệm với lớp 9A4 dịp cuối năm - Ảnh và chú thích ảnh do tác giả bài viết cung cấp

Em còn nhớ như in, cô và cả lớp cùng với anh của bạn An (An là một học sinh trong lớp) đã mất hẳn hai ngày mới hoàn thiện phòng học. Phòng học đặc biệt mà có lẽ không nơi nào ở mảnh đất miền Trung này có được, được bố mẹ bạn An cho mượn từ một gian nhà nhỏ không dùng đến của gia đình. Tất cả các bạn được huy động để đi mượn những tấm ván dài của bố một bạn trong lớp làm thợ mộc về để làm bàn học.

Nghe thì có vẻ là chuyện không thể nhưng lớp 9A4 khóa học 2007-2008 của Trường THCS Quảng Thái (Quảng Xương, Thanh Hóa) năm ấy đã làm. Những tấm ván được dàn ngang, kê lên bởi những thân luồng cao to vừa tầm người ngồi. Cô và các bạn neo lại bằng dây thừng cho thật vững rồi trải ghế nhựa bên dưới làm bàn ghế. Cô còn mang từ nhà đến một cái bảng viết bằng bút lông.

Nóng nắng miền Trung không thể ngăn cản ước mơ học trò và tâm huyết của một nhà giáo yêu nghề. Cô Lương Thị Huyền - giáo viên môn toán của Trường THCS Quảng Thái - đã mở một lớp học như thế để giúp học sinh ôn thi vào cấp III. Từ nhà cô đến lớp học tự tạo ấy là 20km. Ngày hai lần cô đến lớp. Một buổi chính trên lớp, một buổi phụ ở gian phòng cũ kỹ ấy. Dù ở xa nhưng cô vẫn phải đi về ngày bốn lần chứ không ở lại được buổi trưa vì lý do con nhỏ. Cô cố gắng truyền đạt cho những học sinh tất cả những gì cần thiết nhất.

Cô phân loại năng lực của các bạn trong lớp rồi soạn đề cho từng tốp khá, giỏi, trung bình để điều chỉnh bổ sung kiến thức cho mỗi bạn sao cho phù hợp. Gian phòng chật hẹp, nóng bức ấy thấm đẫm mồ hôi cô. Nhưng cũng nhờ đấy mà những học sinh khá lên trông thấy. “Tiếng lành đồn xa”, những học sinh ở lớp khác cũng muốn vào học lớp ấy. Dù đã cố gắng tạo điều kiện nhưng cô và cả lớp chỉ có thể cho thêm vài bạn nữa học cùng.

Đối với những giáo viên khác, nếu học sinh muốn ôn thi thì đóng tiền học thêm cao, phải đến đến tận nhà giáo viên học. Cô Huyền lại làm điều ngược lại. Cô sợ học sinh đi xa sẽ mệt, không thể tập trung học nên cô chọn cách đi đến nơi dạy học. Mỗi buổi học của cô ngày ấy, học trò tự nguyện đóng 2.000 đồng để cô lấy tiền xăng xe đi lại vì cô không thu tiền học.

Kết quả của những nỗ lực của cô là năm đó, số lượng các bạn trong lớp đỗ vào cấp III đông nhất trường. Sau khi có kết quả, cả lớp có buổi liên hoan tưng bừng nhưng cô không thể đến dự vì bận việc. Lớp trưởng đã gọi điện cho cô mở to điện thoại để cả lớp được nói chuyện với cô, được nghe cô chúc mừng.

Bảy năm trôi qua, những gì cô dành cho chúng em đã trở thành hành trang để chúng em chinh phục những đỉnh cao tri thức mới. Gian phòng cũ kỹ năm nào đã trở thành nơi gặp mặt của lớp 9A4 khi có dịp. Những kỷ niệm lại tràn ngập trong tâm trí mỗi người khi nhắc đến cô.

Cô ơi, người ta nói chỉ có khách nhớ mặt lái đò chứ lái đò làm sao nhớ hết mặt khách. Nhưng em nghĩ nếu người lái đò không tận tụy và cẩn thận, chân thành và tâm huyết thì làm sao để lại trong lòng khách những ấn tượng và lòng tri ân sâu sắc, phải không cô?

Mời tham gia viết về Người thầy đáng kính của tôi

Bạn đọc thân mến, có những người thầy - người cô để lại dấu ấn đẹp trong trái tim học trò. Có những hồi ức về "người đưa đò" thân thương neo giữ dài lâu trong tâm hồn - trở thành động lực để ta vươn tới.

Nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, Tuổi Trẻ Online mời bạn đọc tham gia nội dung viết Người thầy đáng kính của tôi để sẻ chia tình cảm dành cho những người thầy - người cô kính yêu.

Nội dung bài viết là những câu chuyện, kỷ niệm có thật, xúc động, sâu sắc về người thầy - người cô có thật, để lại ấn tượng sâu đậm trong quãng đời đi học của bạn. Đó cũng có thể là tấm gương nhà giáo để bạn noi theo hoặc truyền cảm xúc cho những khát vọng của bạn.

Bài viết tham gia vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu, không quá 800 chữ, có đầy đủ thông tin về tác giả, có tên đầy đủ và nơi công tác cụ thể của người thầy - người cô được nhắc đến trong bài.

Bài viết gửi về Tuổi Trẻ Online chưa từng đăng trên bất kỳ tờ báo, tập san hay ấn phẩm nào.

Vui lòng gửi kèm hình ảnh rõ nét về người giáo viên được nhắc đến trong bài, kèm chú thích ảnh cụ thể về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh chụp. File ảnh vui lòng gửi riêng (không dán vào file bài viết).

Nội dung viết này dành cho tất cả bạn đọc trong và ngoài nước. Bài được chọn đăng sẽ có nhuận bút. Bài viết và mọi thắc mắc gửi về email thuymai@tuoitre.com.vn, từ nay đến hết ngày 20-11-2012.

Tuổi Trẻ Online chào đón sự tham gia của tất cả bạn đọc để cùng tạo nên một không khí ấm áp, thân thương chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam năm nay.

Các bài viết đã đăng:

Người lái đò "cộc tính"Vị "khô mộc đại sư" kính yêu của tôiNụ cười của thầy tiếp thêm nghị lực cho tôi"Lạnh lùng kế" của cô chủ nhiệm"Má Hương" của A10Thầy tôiCảm ơn điểm 0 cô dành cho emThầy ơi, con đã hiểuNgười giúp tôi không đứt đường họcNgười mẹ thứ hai

PHẠM THỊ NGA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên