Vị "khô mộc đại sư" kính yêu của tôi

VÕ VĂN DŨNG (Nghiên cứu sinh Đại học Tổng hợp Passau, Đức) 
VÕ VĂN DŨNG (Nghiên cứu sinh Đại học Tổng hợp Passau, Đức) 

TTO - Năm 2003, tôi nhận công tác tại khoa công tác xã hội và phát triển cộng đồng Trường đại học Đà Lạt với bao lo lắng: cuộc sống mới của tôi nơi xứ cao nguyên này sẽ thế nào?

Kính tặng thầy Nguyễn Tuấn Tài, giảng viên Trường đại học Đà Lạt

TTO - Năm 2003, tôi nhận công tác tại khoa công tác xã hội và phát triển cộng đồng Trường đại học Đà Lạt với bao lo lắng: cuộc sống mới của tôi nơi xứ cao nguyên này sẽ thế nào?

Vậy mà bao âu lo ấy dần tan biến khi tôi nhận được ánh mắt đầy quan tâm, nụ cười bao dung, ấm áp của thầy trưởng khoa Nguyễn Tuấn Tài.

ETelRpM0.jpgPhóng to

Thầy Nguyễn Tuấn Tài (thứ hai từ trái sang) - nguyên trưởng khoa khoa công tác xã hội và phát triển cộng đồng, Trường đại học Đà Lạt. Bên cạnh thầy là các sinh viên lớp CPK31, thế hệ thứ 4 của ngành đã ra trường và đang công tác tại nhiều miền đất nước - Ảnh và chú thích ảnh do tác giả bài viết cung cấp

Thầy Nguyễn Tuấn Tài là người khai sinh ra khoa và mong muốn có nhiều sinh viên trưởng thành từ nơi này. Tính thầy mộc mạc, dáng người gầy gò, xương xương; gương mặt rất hiền, nụ cười thường trực như che lấp hết những khó khăn của cuộc sống, vì thế những sinh viên tinh nghịch tặng cho thầy biệt danh "khô mộc đại sư". Mỗi bài giảng của thầy không chỉ có kiến thức mà còn là nơi thầy gửi gắm, sẻ chia đến người trẻ những kinh nghiệm sống, những trải nghiệm trong ngành, trong nghiên cứu khoa học.

Tôi là một trong những nhân sự trẻ đầu tiên của khoa. Dù không trực tiếp dạy tôi nhưng thầy Tuấn Tài đã cho tôi nhiều bài học sinh động trong cuộc sống. Gặp thầy, tôi như gặp được người cha thứ hai trong đời. Không chỉ dìu dắt, chỉ bảo tôi tận tình trong những bước đầu vào nghề giáo, thầy còn đồng hành cùng tôi trong hành trình học tập, định hướng sự nghiệp tương lai.

Các bài tham gia nội dung viết đã được đăng

Nụ cười của thầy tiếp thêm nghị lực cho tôi"Lạnh lùng kế" của cô chủ nhiệm

Khi tôi thất bại trong việc nộp hồ sơ xin học bổng du học vì không đáp ứng yêu cầu tiếng Anh, thầy đặt tay lên vai tôi nói: “Em vẫn còn nhiều cơ hội. Điều quan trọng là không từ bỏ ước mơ của mình. Thầy có thể giúp đỡ em về mặt vật chất, còn tri thức khoa học hay tiếng Anh thì em phải tự tích lũy lấy”. Ánh mắt trìu mến của thầy làm tiêu tan những buồn chán, thất vọng trong tôi để tôi quyết tâm hơn trên hành trình tìm kiếm cơ hội học tập.

Rồi thầy tích cực liên lạc với nhiều đầu mối liên quan đến chuyên ngành, tìm các nguồn tình nguyện viên nước ngoài cho khoa để chúng tôi vừa có cơ hội trau dồi kỹ năng tiếng Anh vừa nâng cao chuyên môn. Ngày tôi bảo vệ luận văn thạc sĩ, thầy xuống Sài Gòn tặng hoa, chúc mừng và không quên dặn: “Em cố gắng lên nhé! Đây chưa phải là đích đến”. Lời nhắc nhở ấy in đậm trong lòng tôi trong mỗi hành trình học tập, giảng dạy, nghiên cứu.

Lứa cán bộ trẻ chúng tôi lần lượt tìm được cơ hội du học. Có người đã tốt nghiệp và quay về trường, có người vẫn đang học. Những quả ngọt đầu mùa ấy có dấu ấn lớn lao của thầy.

Thầy hiện đã nghỉ hưu, tuổi cao, sức yếu, lại bị bệnh tật tấn công, nhưng thầy vẫn gắng đến giảng đường theo lời mời để tiếp tục trao ngọn lửa dấn thân vì cộng đồng đến những bạn trẻ đã chọn ngành công tác xã hội làm lối vào đời. Cũng vì gắng sức mà có lần thầy phải đi cấp cứu khi bài giảng còn dang dở.

Tâm hồn, trái tim, tấm lòng, nhiệt huyết của người thầy giản dị ấy là động lực để chúng tôi bền chí hơn trước những gian nan, thử thách của sự nghiệp trồng người và nghiên cứu khoa học. Cảm ơn thầy - vị "khô mộc đại sư" kính yêu của chúng tôi!

Mời tham gia viết về "Người thầy đáng kính của tôi"

Bạn đọc thân mến, có những người thầy - người cô để lại dấu ấn đẹp trong trái tim học trò. Có những hồi ức về "người đưa đò" thân thương neo giữ dài lâu trong tâm hồn - trở thành động lực để ta vươn tới.

Nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, Tuổi Trẻ Online mời bạn đọc tham gia nội dung viết "Người thầy đáng kính của tôi" để sẻ chia tình cảm dành cho những người thầy - người cô kính yêu.

Nội dung bài viết là những câu chuyện, kỷ niệm có thật, xúc động, sâu sắc về người thầy - người cô có thật, để lại ấn tượng sâu đậm trong quãng đời đi học của bạn. Đó cũng có thể là tấm gương nhà giáo để bạn noi theo hoặc truyền cảm xúc cho những khát vọng của bạn.

Bài viết tham gia vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu, không quá 800 chữ, có đầy đủ thông tin về tác giả, có tên đầy đủ và nơi công tác cụ thể của người thầy - người cô được nhắc đến trong bài.

Bài viết gửi về Tuổi Trẻ Online chưa từng đăng trên bất kỳ tờ báo, tập san hay ấn phẩm nào.

Vui lòng gửi kèm hình ảnh rõ nét về người giáo viên được nhắc đến trong bài, kèm chú thích ảnh cụ thể về thời gian, địa điểm và hoàn cảnh chụp.

Nội dung viết này dành cho tất cả bạn đọc trong và ngoài nước. Bài được chọn đăng sẽ có nhuận bút. Bài viết và mọi thắc mắc gửi về email thuymai@tuoitre.com.vn, từ nay đến hết ngày 20-11-2012.

Tuổi Trẻ Online chào đón sự tham gia của tất cả bạn đọc để cùng tạo nên một không khí ấm áp, thân thương chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam năm nay.

VÕ VĂN DŨNG (Nghiên cứu sinh Đại học Tổng hợp Passau, Đức) 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên