08/06/2011 10:26 GMT+7

Nhạc "té ghế" - sản phẩm của nhân cách đi xuống?

Chuyên viên tâm lý NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG
Chuyên viên tâm lý NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG

TTO - Không khí tranh luận của bạn đọc về vai trò của truyền thông trong câu chuyện nhạc "té ghế" đang tiếp tục "nâng nhiệt" diễn đàn "Thảm họa của Vpop?".

Nhạc "té ghế" - sản phẩm của nhân cách đi xuống?

TTO - Không khí tranh luận của bạn đọc về vai trò của truyền thông trong câu chuyện nhạc "té ghế" đang tiếp tục "nâng nhiệt" diễn đàn "Thảm họa của Vpop?".

Nối tiếp diễn đàn, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu ý kiến dưới góc độ tâm lý của chuyên viên tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung.

Mời bạn đọc theo dõi và bày tỏ ý kiến.

yODRUqzX.jpgPhóng to
Giọng hát và kiểu tóc của các thành viên HKT trong clip Mặt trái của sự thật khiến không ít người "hết hồn" - Ảnh chụp từ clip

Cơ chế thử - sai của giấc mơ nổi tiếng

Có những sản phẩm âm nhạc đòi hỏi phải trải qua quá trình “sát hạch” nghiêm túc của người làm nghề để khi gửi đến khán giả thì đó sẽ là một sản phẩm hoặc tốt nhất hoặc “sạch” nhất.

Người nghệ sĩ thực thụ là người bằng tâm hồn, năng lực và lòng đam mê của mình sẽ cho công chúng hưởng thụ cái đẹp, cái hay, cái lay động lòng người thông qua lao động nghệ thuật của mình.

Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ những người hoặc không tự tin vào khả năng tỏa sáng bản thân (hoặc không có gì để tự tin) hoặc đang cố tình làm méo mó cụm từ “văn hóa giải trí” nên đã, đang và sắp trình diễn những giá trị “mặt trái” của loại hình lao động đặc biệt này, nơi mà chỉ cần anh ta hoặc cô ta càng được nhiều người biết đến (không cần biết là yêu hay ghét) thì càng có cơ hội nổi tiếng, kiếm được nhiều tiền và được đắm mình trong ánh hào quang tạm thời, dù duy trì được ánh hào quang đó hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào nội lực cá nhân.

Nói không ngoa rằng, những cá nhân, tổ chức đang sản sinh ra những sản phẩm “té ghế” là những người sử dụng cơ chế thử - sai một cách điêu luyện trong giấc mơ nổi tiếng của mình. Người ta sẽ nhớ hoặc cái hay nhất hoặc cái kinh khủng nhất. Và với những người vô danh (thậm chí có chút danh) khi không có khả năng tạo ra cái hay nhất thì sẽ tạo ra cái “kinh khủng” nhất để lôi kéo sự chú ý của đám đông.

Nếu không được chú ý thì sẽ tiếp tục nâng cấp mức độ “té ghế” cho sản phẩm, đến khi nào được chú ý, “được” phê phán, được khen ngợi, được khuyến khích là đã đạt được mục đích của mình.

Người “mắc bẫy” thử - sai của những “sao quả tạ” này chính là những người đã nghe, đang nghe và đang có những bình phẩm, bàn luận về những bản nhạc té ghế của họ.

Hãy mơ ước rằng, kết thúc quy trình thử - sai ấy là sự tỏa sáng thực sự bằng tài năng của những người có tham vọng và đam mê thực sự….

Nhạc té ghế - sản phẩm của nhân cách đi xuống?

Một số người có trách nhiệm đang lo ngại liệu nhạc té ghế có ảnh hưởng gì đến đời sống tinh thần, đến sự phát triển nhân cách của giới trẻ hay không? Dĩ nhiên sẽ không thể trả lời là “không” vì rõ ràng, nhà thơ Maiacôpxki đã nói:

"Nhà thơ trả chữ với giá cắt cổ

Như khai thác chất hiếm radium

Lấy một gam phải mất hàng bao công lực

Lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ"

Những ca từ ngô nghê, thiếu sự trau chuốt trong các ca khúc "té ghế" không thể nào vun đắp tâm hồn, phát triển tư duy sáng tạo hay trí tưởng tượng theo từng câu hát, bởi nếu nói theo cách dân gian thì những lời hát ấy cứ như “dùi đục chấm mắm tôm”!

Thế nhưng, nhìn lại thì những sản phẩm ấy không hoàn toàn tác động hay ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách một chiều mà ngược lại, đó chính là sản phẩm của chính nhân cách người sáng tác, sản phẩm của nhân cách người trình diễn. Nhạc té ghế sẽ không ra đời nếu không có những người thích nghe nó, thậm chí tôn sùng, ngưỡng mộ nó và qua đó nuôi nó “sống”; nhạc té ghế cũng sẽ không ra đời nếu không có những người cho rằng, nó có thể nhân danh âm nhạc chính thống để phục vụ nhu cầu giải trí vô tận của con người, và xứng đáng được gọi là “âm nhạc - món ăn ngon của tinh thần”.

Chính thói quen sống thích hưởng thụ những cái đơn giản mà không qua chắt lọc; thích những cái “lạ” nhưng vô nghĩa mà chúng tôi tạm gọi là lối sống “mì ăn liền” của không ít cá nhân hiện nay đã tạo điều kiện cho những sản phẩm văn hóa “vừa thiếu văn hóa” bùng phát trong xã hội.

Những sản phẩm đó còn thể hiện sự thiếu trách nhiệm không chỉ với khán giả mà còn với chính bản thân người thể hiện. Bởi nếu là người có trách nhiệm sẽ không ai can đảm để tạo ra những sản phẩm mà người khác “nhìn muốn đau mắt, nghe muốn đau tai, nhớ đến muốn đau đầu” và ngược lại, bản thân nhân vật chính cũng phải hứng chịu hàng ngàn búa rìu của dư luận mà nếu nói văn vẻ thì “lòng tự trọng của họ đang bị mài mòn bởi hệ quả họ tạo ra từ chính những sản phẩm của mình”.

Sự thiếu trách nhiệm này còn thể hiện qua sự tiếp tay của một vài cá nhân đã phổ biến nó đến số đông. Hoàn toàn có sự khác nhau giữa một người vô tình nghe/xem một tác phẩm té ghế và quên nó đi như quên một món ăn thiu với một người “copy” (sao chép) và “paste” (dán) nó trên khắp các diễn đàn khác nhau. Tội là ở đó….

Chuyên viên tâm lý NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG

Chấp nhận hay đào thải

Có một nhà lý luận nghiên cứu nào đó đã nói: đây là hậu quả tất yếu của việc phát triển kinh tế quá nhanh nhưng sự phát triển của văn hóa xã hội không đồng bộ dẫn đến sự lệch pha, sản sinh ra những cái gu văn hóa như thế này.

Những người lắng nghe thứ âm nhạc này là những ai? Theo tôi quan sát (thông qua mạng xã hội, diễn đàn và thực tế): người lao động phổ thông tuổi đời rất trẻ, học vấn thấp; những học sinh sinh viên; những nam thanh nữ tú thời gian rảnh gấp 4- 5 lần thời gian làm việc (nếu có).

Từ những con người này chúng ta dễ dàng suy ra tại sao họ lại có thể nghe những thứ như thế này. Những con người này thì đa số có lối sống "trọng" vật chất, họ muốn thể hiện bản thân qua "vật chất": giày dép, xe cộ, bồ bịch... và hệ quả là thưởng thức thứ âm nhạc "vật chất" như vậy.

Hát, sáng tác vì mục đích cá nhân thì mọi người đều có quyền tự do và bình đẳng thể hiện những gì họ muốn. Tôi có thể sáng tác những thứ quái gở thậm chí kinh dị nhưng chỉ dành cho tôi và những người thân bạn bè thì chẳng ai phiền hà gì hết. Nhưng nếu đã biểu diễn trước công chúng, phát hành ấn phẩm âm thanh và hình ảnh thì lại là chuyện khác. Đây thuộc về công tác quản lý Nhà nước: muốn làm ca sĩ biểu diễn chuyên nghiệp thì phải đăng ký ngành nghề (không biết Việt Nam chúng ta có quy định này chưa, nếu chưa thì tôi kiến nghị nên có).

Cái chính là xã hội chấp nhận hay đào thải những "trào lưu" văn hóa này hay không.

tdnhut313

Cần chấn chỉnh công tác kiểm duyệt

Theo tôi nghệ sĩ nói chung dễ tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thông qua hoạt động biểu diễn , băng đĩa ca nhạc. Chính vì vậy mà cách ăn mặc tác phong biểu diễn càn chuẩn mực văn hóa của người Việt Nam.

Người nghệ sĩ, ca sĩ (những người làm văn hóa thông qua biểu diễn) mục đích cuối cùng cần phải đạt được là tuyên truyền văn hóa cho người dân, đặc biệt là giới trẻ vậy mà mục đích đó gần như không được giới nghệ sĩ nghĩ tới, họ chỉ nghĩ tới doanh thu.

NGUYỄN VĂN ĐÔ

Ca khúc nghe muốn "té ghế", thảm họa của VPop?

Theo bạn, đó có phải là những ca khúc thực sự nghe muốn "té ghế" không? Còn những ca khúc nào trên thị trường đang làm bạn... choáng váng nữa?

Vì sao có hiện tượng "nở rộ" này? Vì trình độ của người sáng tác, "khát vọng" đánh bóng tên tuổi của một số cá nhân, hay vì đó là phản ánh chân thực của đời sống và nhu cầu có thực của người nghe?

Người nghe nhạc và cơ quan quản lý văn hóa có trách nhiệm gì không?

Theo bạn, đó là một hiện tượng hoàn toàn bình thường hay bất thường của VPop? Bạn dự đoán âm nhạc Việt Nam sẽ đi theo hướng nào nếu hiện tượng này tiếp tục "trăm hoa đua nở"?

Mời bạn đọc tham gia ý kiến về hiện tượng mà nhiều bạn đọc cho là "Thảm họa của VPop".

Xem thêm:

Nghe bằng tai của người có họcTại sao nở rộ ca khúc nghe muốn “té ghế”?Nhạc "té ghế" - Chúng tôi còn gọi là "nhạc... ngu"Bài hát của Michael Jackson nghe muốn "té ghế" thì sao?Liệu nhạc "té ghế" có tự sinh, tự diệt?Điều chỉnh gu nghe nhạc, dễ không?Chẳng lẽ chỉ "tai hư" mới khoái nhạc "té ghế"?Khi măng non hát như "lên đồng"Sung sướng vì gây ra "thảm họa VPop"?Vì đâu ca từ nghe muốn "té ghế"?Nhạc "té ghế": cha chung không ai khóc?Báo chí dung dưỡng nhạc "té ghế"?

Theo bạn, các ca khúc "té ghế" nở rộ vì đâu:
Năng lực sáng tác của nhạc sĩ hạn chế Các ca sĩ, nhạc sĩ muốn gây sốc để nổi tiếng Đáp ứng thị hiếu một bộ phận thính giả nào đó Quản lý hoạt động âm nhạc chưa chặt chẽ Ý kiến khác
Chuyên viên tâm lý NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên