07/06/2011 13:46 GMT+7

Báo chí dung dưỡng nhạc "té ghế"?

Lộc Thọ
Lộc Thọ

TTO - Trong ý kiến gửi về diễn đàn "Thảm họa của Vpop?", bạn đọc Lộc Thọ bày tỏ ý kiến truyền thông phải biết làm nản lòng nhạc "té ghế", phải "tác nghiệp" bằng lương tri và trí thức, phải từ chối đưa thông tin liên quan.

Diễn đàn "Thảm họa của Vpop?"

Báo chí dung dưỡng nhạc "té ghế"?

TTO - Trong ý kiến gửi về diễn đàn "Thảm họa của Vpop?", bạn đọc Lộc Thọ bày tỏ ý kiến truyền thông phải biết làm nản lòng nhạc "té ghế", phải "tác nghiệp" bằng lương tri và trí thức, phải từ chối đưa thông tin liên quan.

Song, cũng có bạn đọc cho rằng, nếu truyền thông không "bám sát" sự kiện nhạc "té ghế" thì chưa làm tròn trách nhiệm "thông tin", thờ ơ với hơi thở nóng hổi của cuộc sống...

Quan điểm của bạn về vấn đề này thế nào?

JzPeAw7u.jpgPhóng to
Phương My trong clip Nói dối - Ảnh chụp từ clip

Đừng "chắp cánh" cho nhạc "té ghế"

Đối với báo chí, xin hãy dùng ngòi bút của mình một cách có lương tri và trí thức! Xin hãy tiếp tay làm sạch môi trường văn hóa nghệ thuật bằng cách từ chối đưa tin hoặc nếu có đưa tin chỉ đưa những tin tức về xử phạt, răn đe... để làm nản lòng những cá nhân, tổ chức nào đang có ý định dùng các sản phẩm thảm họa để gây sốc, gây phản cảm... để nhanh chóng thu hút sự chú ý của công chúng và mau nổi tiếng.

Tôi tin rằng nếu số đông khán thính giả và đọc giả đồng loạt nói "không" với các sản phẩm thảm họa văn hóa (bao gồm cả những hình ảnh phản cảm kiểu lộ hàng hay cố tình cởi bỏ áo quần phô bày thân thể...) thì môi trường văn hóa của chúng ta sẽ lành mạnh và trong sạch hơn.

Lộc Thọ

Nhà báo tiếp tay nhạc "té ghế"

Tôi thấy mấy cái vụ nhạc "té ghế" này các nhà báo viết bài nhiều quá, vô tình tạo sự chú ý của đọc giả và đương nhiên càng nhiều người biết được nhạc "té ghế" thì mục đích gây chú ý của các "ca sĩ" này càng thành công.

Chính vì vậy có thể nói các nhà báo mới là người đem đến sự thành công bẩn thỉu của các ca sĩ "té ghế" ấy.

Dung

* Báo chí "lơ" nhạc "té ghế": vắng mợ chợ vẫn đông!

Ngay trên diễn đàn "Thảm họa của Vpop?" của Tuổi Trẻ Online và một số diễn đàn khác liên quan đến nhạc "té ghế", tôi thấy có một số ý kiến kêu gọi báo chí không nên đưa tin nhạc "té ghế", không cần cố gắng lý giải những khía cạnh liên quan đến hiện tượng này... vì như thế là quảng cáo không công cho những nhóm "té ghế". Cũng có người nói rõ hơn là khi cảm thấy được công chúng quan tâm, báo chí săn đón, những người tạo ra nhạc "té ghế" càng hăng hái tiếp tục "sáng tạo" ra "thảm họa"...

Tôi không ủng hộ quan điểm này, bởi nếu không bám sát, theo dõi, thông tin về hiện tượng "nhạc té ghế" thì rõ ràng báo chí đang cố ý bỏ qua một nét nóng hổi của đời sống giải trí, đang không làm tròn trách nhiệm thông tin. Và lúc đó, không chỉ có nhạc "té ghế" đối diện nguy cơ bị tẩy chay mà chính những đơn vị báo chí lơ là câu chuyện thời sự này cũng sẽ bị bạn đọc "lạnh nhạt".

Trong thời đại bùng nổ thông tin, người đọc, người nghe, người xem có vô số lựa chọn để có được những thông tin mình mong muốn. Nếu tờ báo, kênh truyền hình... này quyết định không thông tin nhạc "té ghế" thì chẳng khó gì để bạn đọc tìm đến "kênh" khác và khó tránh khỏi chuyện trách móc, khen chê theo kịp thời sự hay không.

"Vắng mợ chợ vẫn đông" - tôi nghĩ rằng trong chuyện báo chí thông tin nhạc "té ghế", không phải là thông tin hay không mà là thông tin thế nào mới là điều cần quan tâm.

Ngọc Anh

Lấy cái đẹp dẹp cái 'té ghế"

Thực tế, các cơ quan chức năng quản lý văn hoá âm nhạc khó (hoặc không thể) can thiệp vào những bộ phận này vì rất khó đưa ra được một chuẩn mực chung về hành vi âm nhạc (trừ việc hát nhép bị phạt tiền).

Vậy nên, điều mà các cơ quan chức năng, báo chí, truyền thông có thể làm là tuyên truyền sâu rộng những hình ảnh, văn hoá, truyền thống, bản sắc dân tộc của con người Việt Nam, nhưng phải sáng tạo và hợp thời đại hơn, để đại bộ phận giới trẻ có thể chấp nhận được, từ đó biết từ chối những cái chưa ổn như nhạc "té ghế" chẳng hạn.

Peter Bean

Ca khúc nghe muốn "té ghế", thảm họa của VPop?

Theo bạn, đó có phải là những ca khúc thực sự nghe muốn "té ghế" không? Còn những ca khúc nào trên thị trường đang làm bạn... choáng váng nữa?

Vì sao có hiện tượng "nở rộ" này? Vì trình độ của người sáng tác, "khát vọng" đánh bóng tên tuổi của một số cá nhân, hay vì đó là phản ánh chân thực của đời sống và nhu cầu có thực của người nghe?

Người nghe nhạc và cơ quan quản lý văn hóa có trách nhiệm gì không?

Theo bạn, đó là một hiện tượng hoàn toàn bình thường hay bất thường của VPop? Bạn dự đoán âm nhạc Việt Nam sẽ đi theo hướng nào nếu hiện tượng này tiếp tục "trăm hoa đua nở"?

Mời bạn đọc tham gia ý kiến về hiện tượng mà nhiều bạn đọc cho là "Thảm họa của VPop".

Xem thêm:

Nghe bằng tai của người có họcTại sao nở rộ ca khúc nghe muốn “té ghế”?Nhạc "té ghế" - Chúng tôi còn gọi là "nhạc... ngu"Bài hát của Michael Jackson nghe muốn "té ghế" thì sao?Liệu nhạc "té ghế" có tự sinh, tự diệt?Điều chỉnh gu nghe nhạc, dễ không?Chẳng lẽ chỉ "tai hư" mới khoái nhạc "té ghế"?Khi măng non hát như "lên đồng"Sung sướng vì gây ra "thảm họa VPop"?Vì đâu ca từ nghe muốn "té ghế"?Nhạc "té ghế": cha chung không ai khóc?

Theo bạn, các ca khúc "té ghế" nở rộ vì đâu:
Năng lực sáng tác của nhạc sĩ hạn chế Các ca sĩ, nhạc sĩ muốn gây sốc để nổi tiếng Đáp ứng thị hiếu một bộ phận thính giả nào đó Quản lý hoạt động âm nhạc chưa chặt chẽ Ý kiến khác
Lộc Thọ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên