06/06/2011 12:08 GMT+7

Nhạc "té ghế": cha chung không ai khóc?

Trần Thị Hồng Thảo
Trần Thị Hồng Thảo

TTO - Câu chuyện nhạc "té ghế" đang tiếp tục nóng với nhiều ý kiến bạn đọc Tuổi Trẻ Online phân tích các nguyên nhân khiến nhạc "té ghế" nở rộ và có đất sống.

Một quan điểm được đưa ra: vì không hiểu nổi nhạc vượt thời gian nên một số người chọn nghe nhạc "té ghế". Bên cạnh đó, không ít bạn đọc lo lắng không ai ra tay "kiềm chề" nhạc "té ghế" bởi cha chung không ai khóc...

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ ý kiến.

xdoNizy8.jpgPhóng to
Hình ảnh Phi Thanh Vân đầu bù tóc rối trong clip ca nhạc Tâm hồn là vĩnh cửu - Ảnh chụp từ clip
Clip Tâm hồn là vĩnh cữu của Phi Thanh Vân

Ai sẽ khóc?

Một thực tế cho thấy, hiện nay có một bộ phận các bạn trẻ không thể hiểu được lời các bài hát các ca khúc vượt thời gian. Nên các bài hát "té ghế" mới được thịnh hành.

Nguyên nhân từ đâu? Xét về phía người nghe, theo tôi đó cũng chỉ là hệ quả của việc dạy môn văn của chúng ta chưa tốt. Vì thế, khi nghe những ca từ sử dụng các phép ẩn dụ, nhân hóa, thậm xưng... thì làm sao nhiều người hiểu được. Còn ca từ đơn giản, lột trần sống sượng, thực ngoài đời, thực như chúng ta đang chửi nhau thì dĩ nhiên là dể hiểu rồi. Mà đã có người nghe ắt có người sáng tác và thể hiện.

Xét về phía nhà quản lý, nhà chức trách thì theo tôi đó là sự buông lỏng, thiếu kiểm soát. Cũng có thể nói là không thể kiểm soát được vì nó vừa nhiều mà vừa đa dạng còn trình độ, nhân lực quản lý thì có giới hạn

Suy cho cùng, đây là bệnh chung của toàn xã hội mà chúng ta ai cũng cần có trách nhiệm trong vấn đề này: gia đình cần hướng con em mình nghe nhạc theo đúng nghĩa nhạc; ngành giáo dục cần xem lại cách dạy văn và thang chấm điểm môn văn; nhà quản lý và nhà văn hóa cần có giải pháp định hướng cho âm nhạc phát triển đúng hướng, định hướng văn hóa cho lớp trẻ; những người nghệ sĩ cũng cần phải ý thức rõ vai trò của mình khi chọn nghiệp là người của công chúng; người nghe cũng phải tự nâng ccao trình độ nhận thức của mình để nghe được những gì đáng nghe, những gì không nên nghe.

Chà, xem ra bài toán này khó thực hiện vì nó buộc tất cả mọi người phải chung tay nhưng mà ông bà mình ngày xưa từng đúc kết "cha chung không ai khóc". Không biết có ai khóc cho nhạc "té ghế" không?

Chỉ mong những ai đó đang bất bình, hãy cùng chung tay góp sức và vận động mọi người chung tay thôi, thế cũng phần nào giải được bài toán khó này!

Nghe nhạc chỉ cho vui thì chẳng khác "đàn khảy tai trâu"

Cái gọi là thị trường hóa âm nhạc đã dẫn đến kết quả như ngày hôm nay: âm nhạc đã bị "biến thái" từ lời lẽ đến hình ảnh, để trong suy nghĩ của con người sống ở thời đại thế kỷ 22 là sự giả dối, lừa gạt, bạc tình, xấu xa,... từ các thông điệp của các tác phẩm "nghệ thuật" ấy.

Chúng ta cần nghiêm túc hơn trong vấn đề phê bình, tất cả chúng ta đều có lỗi, lỗi ở nhà quản lý nghệ thuật, lỗi của những người làm nghệ thuật và lỗi lớn hơn vẫn là thuộc về người thưởng thức. Vì chính người thưởng thức đã tự làm "rẻ tiền" trong giải trí, thư giãn và cao xa hơn nữa là tự "rẻ tiền" trong tư duy về nghệ thuật. Từ đó đã dẫn đến cán cân "cung - cầu" âm nhạc đã đi lệch với xu thế "âm nhạc là nghệ thuật".

Hãy đừng nghĩ rằng, khi nghe nhạc cho đã tai rồi thôi, mà nên muốn rằng sau khi nghe xong 1 bài hát thì trong tim ta còn đọng lại 1 chút gì là "chân, thiện, mỹ".

Nhiều người yêu âm nhạc, sẽ say sưa bày tỏ tâm trạng của mình sau khi nghe xong một bài hát, ví như khi nghe "Tôi ơi đừng tuyệt vọng" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bạn tôi đã thốt lên rằng: "khi nào thấy buồn vì bất cứ lý do gì, hãy nghe bài hát này để thấy cuộc đời này đáng sống biết bao". Đó là cái giá trị cuối cùng của âm nhạc, còn người yêu nhạc "té ghế" sẽ chia sẻ điều gì với bạn của mình, chẳng lẽ nói rằng cuộc đời này toàn điều dối trá.

Nhạc "té ghế" này sẽ tự sinh nhưng không tự diệt vì nó sẽ biến tướng đủ kiểu để phục vụ nhu cầu một số khán thính giả có nhu cầu giải trí nhất thời, không muốn vắt óc tư duy ngụ ý sâu xa của ngôn từ mà tác giả muốn gửi gắm đến người nghe.

Nếu nghe nhạc chứ không phải cảm thụ âm nhạc thì cũng giống như "đàn khảy tai trâu". Nếu cứ có người nghe thì ắt sẽ vẫn tiếp tục ra đời các tác phẩm âm nhạc kinh dị.

Người hát cũng phải rèn luyện tâm hồn sâu sắc

Là người thuộc thế hệ 9X (thế hệ mà nhận định của bài báo trên là đang "chuộng" những ca khúc "hot"). Thực sự tôi nhận thấy rất bất bình với dòng nhạc trẻ hiện giờ. Thử nghĩ xem, dòng nhạc của các thế hệ đi trước như Lê Lựu Hà, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy,... rất dễ đi vào lòng người và để lại những lắng đọng trong tâm hồn.

Không chỉ có nhạc sĩ là quan trọng, mà những ca sĩ cũng góp phần tất yếu trong việc đưa ca khúc thành một bản nhạc bất tử. Dường như đa số ca sĩ bây giờ hát không những không được hay, không hòa vào cảm xúc của bài hát như những thế hệ đi trước; mà họ còn yêu cầu, "đặt hàng" để nhạc sĩ viết những ca khúc "hot" đã nêu trên.

Có lẽ, một phần tôi được ảnh hưởng từ những thế hệ đi trước trong gia đình. Nhưng cũng một phần bản thân mình tự nhận thức được những gì là hay, là dở; là bay bổng, tao nhã hay trần trụi, tầm thường....

Không những thế, phải chăng, dòng nhạc này hiện đang rất "hot" là do nhận thức của mỗi người, chỉ nghe theo phong trào, trào lưu nhất thời mà không biết đánh giá hay nhận xét. Vậy nên riêng bản thân tôi nghĩ rằng muốn loại bỏ những dòng nhạc "té ghế" khiến người nghe phát hoảng thì khán giả phải "tẩy chay" dòng nhạc này khỏi thị trường âm nhạc. Như thế mới không làm hổ danh của những nhạc sĩ tài ba đi trước và không làm "xúc phạm" người nghe.

obswiPaB.jpgPhóng to
Phương My trong clip Nói dối - một .sản phẩm được dán nhãn "thảm họa" - Ảnh chụp từ clip
Clip Nói dối của Phương My - Nguồn: YouTube

Bài hát phải từ rung cảm

Một số nhạc sĩ, khán thính giả được cha mẹ quá yêu thương nuông chiều nên thiếu mất các nền tảng biết yêu thương cha mẹ, xóm làng, quê hương... Một bài văn, bài thơ, bài hát hay phải được xuất phát từ sự rung cảm thật sự, một cái đau thật sự nhưng được nâng lên tầm nỗi đau chung mà khi đọc, khi nghe ai cũng cảm nhận hình như đó là mình.

Cái đau bây giờ trong âm nhạc bây giờ được diễn tả và hát thế này: "Hôm qua em nói yêu tôi, hôm nay em yêu người khác, tôi buồn, tôi buồn, tôi buồn...". Hét lên ba lần câu "tôi buồn"... rồi hết!

Tôi nghe mà cũng thấy buồn thật, mà đó là buồn cười!

Nghe nhạc = lắng nghe + suy nghĩ

Theo tôi âm nhạc cũng như thưởng thức món ăn vậy, món ăn nào chế biến công phu, trang trí đẹp mắt thì mới gọi là thưởng thức món ăn ngon, còn "chặt to kho mặn", chế biến đơn giản ăn liền thì cũng là ăn giải quyết nhu cầu đời sống là xong.

Âm nhạc phải lắng nghe suy nghĩ, có ẩn dụ, có tính triết lý, khó hiểu một tí, nghe một hai lần chưa hiểu hết nội dung, lâu lâu nghe lại có cảm nhận mới (ví dụ các dòng nhạc của Trịnh Công Sơn) mới gọi là "thuật".

Còn nghe hiểu liền, có thể nói mới nghe câu đầu đã hiểu hết bài rồi thì còn gì nữa đó là "thực" - như "ăn liền" vậy. Các bạn trẻ, nhất là sinh viên có kiến thức khoa học tự nhiên rất giỏi hãy chọn các món ăn tinh thần phù hợp với trình độ của mình.

Ca khúc nghe muốn "té ghế", thảm họa của VPop?

Theo bạn, đó có phải là những ca khúc thực sự nghe muốn "té ghế" không? Còn những ca khúc nào trên thị trường đang làm bạn... choáng váng nữa?

Vì sao có hiện tượng "nở rộ" này? Vì trình độ của người sáng tác, "khát vọng" đánh bóng tên tuổi của một số cá nhân, hay vì đó là phản ánh chân thực của đời sống và nhu cầu có thực của người nghe?

Người nghe nhạc và cơ quan quản lý văn hóa có trách nhiệm gì không?

Theo bạn, đó là một hiện tượng hoàn toàn bình thường hay bất thường của VPop? Bạn dự đoán âm nhạc Việt Nam sẽ đi theo hướng nào nếu hiện tượng này tiếp tục "trăm hoa đua nở"?

Mời bạn đọc tham gia ý kiến về hiện tượng mà nhiều bạn đọc cho là "Thảm họa của VPop".

Xem thêm:

Nghe bằng tai của người có họcTại sao nở rộ ca khúc nghe muốn “té ghế”?Nhạc "té ghế" - Chúng tôi còn gọi là "nhạc... ngu"Bài hát của Michael Jackson nghe muốn "té ghế" thì sao?Liệu nhạc "té ghế" có tự sinh, tự diệt?Điều chỉnh gu nghe nhạc, dễ không?Chẳng lẽ chỉ "tai hư" mới khoái nhạc "té ghế"?Khi măng non hát như "lên đồng"Sung sướng vì gây ra "thảm họa VPop"?Vì đâu ca từ nghe muốn "té ghế"?

Theo bạn, các ca khúc "té ghế" nở rộ vì đâu:
Năng lực sáng tác của nhạc sĩ hạn chế Các ca sĩ, nhạc sĩ muốn gây sốc để nổi tiếng Đáp ứng thị hiếu một bộ phận thính giả nào đó Quản lý hoạt động âm nhạc chưa chặt chẽ Ý kiến khác
Trần Thị Hồng Thảo
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên