Diễn đàn “Khán giả chê phim Việt, vì sao?"
Phóng to |
NSND Khải Hưng - Ảnh: Tiến Thành |
* Trước câu hỏi “Theo bạn, phim Việt hiện nay nên khắc phục ngay vấn đề nào? Đã có 7.096 ý kiến cho rằng lời thoại nhạt nhẽo, không chân thật; 5.559 ý kiến nhận xét kịch bản không hấp dẫn, phim dài lê thê và 4.340 ý kiến đánh giá diễn xuất của diễn viên kém (trong tổng số 21.649 ý kiến tham gia thăm dò do TTO tổ chức cho diễn đàn Khán giả chê phim Việt, vì sao? – thống kê lúc 10g ngày 27-5). Đạo diễn nghĩ gì về những nhận xét này?
- Đạo diễn Khải Hưng: Tôi cho rằng những ý kiến của bạn đọc trên Tuổi Trẻ Online là hoàn toàn xác đáng. Hiện nay phim truyền hình Việt Nam thiếu chuyên nghiệp ngay từ kịch bản, đạo diễn, diễn viên đến nhà sản xuất phim. Đặc biệt, công tác nghiệm thu phim truyền hình cũng tùy tiện. Sự bùng nổ của phim truyền hình hiện nay chỉ gây tốn kém! Dù tiền của ai vẫn là tốn kém !
Phóng to |
Kết quả thăm dò tính tới 10g ngày 27-5-2011 |
* So với thời kỳ đầu của chương trình Văn nghệ chủ nhật, theo đạo diễn, phim truyền hình Việt Nam hiện nay được gì, chưa được gì?
- Đạo diễn Khải Hưng: Đó là một sự so sánh khập khiễng, bởi bối cảnh và xuất phát điểm là hoàn toàn khác nhau. Chương trình Văn nghệ chủ nhật ra đời (9-1994) là để lấy lại phong độ của phim Việt Nam, thay thế cho những phim "mì ăn liền" trước đó.
Hơn nữa, thời đó chương trình truyền hình còn nghèo nàn, khán giả ít có sự lựa chọn, phim truyền hình “một mình một chiến hào” bởi thế nên khi chương trình mới ra đời đã nhanh chóng được công chúng đón nhận.
Còn hiện nay có quá nhiều kênh, có nhiều hình thức giải trí, lại có quá nhiều nhà làm phim, vì thế việc được khán giả đón nhận hay không còn phụ thuộc vào chất lượng của từng phim.
* Trả lời cho câu hỏi của Tuổi Trẻ ngày 18-5 “Khâu đáng báo động nhất trong quá trình làm phim truyền hình (ở Trung Quốc) là gì”, đạo diễn Trung Quốc Viên Thế Kỷ đã trả lời: Kịch bản! Trong năm năm gần đây, không chỉ việc tứ đại danh tác (Hồng lâu mộng, Tân Tam quốc, Tân Tây du ký, Tân Thủy hử) được phóng tác, làm lại, rất nhiều bộ phim nổi tiếng hoặc không nổi tiếng của Trung Quốc đều được mua bản quyền kịch bản từ nước khác (Hàn Quốc, Mỹ, Úc...).
Vậy theo ông, khâu đáng báo động nhất trong quá trình làm phim truyền hình Việt Nam là gì?
- Đạo diễn Khải Hưng: Tất cả các khâu đều đáng báo động trong quá trình làm phim truyền hình Việt Nam! Vì sao? Vì chúng ta đang làm một việc quá sức của chúng ta. Tôi nhớ nghị định của chính phủ cách đây vài năm yêu cầu truyền hình phải phấn đấu phát sóng 30% phim Việt Nam trong tổng thời lượng phim. Lúc đó con số tưởng như không tưởng.
Nhưng năm nay, có tới 5.000 – 6.000 tập phim được sản xuất, chiếm 50% phim truyện được phát sóng. Con người làm phim vẫn vậy, giá thành cho một tập phim không thay đổi... làm được ngần ấy tập trong một năm là điều lạ! Tôi cho rằng, phim truyền hình Việt hiện đang ở tình trạng khủng hoảng thừa về lượng mà thiếu về chất.
* Khán giả nhận xét rằng phim Việt hiện nay đơn điệu quá, hoặc xa lạ quá, thường lấy bối cảnh giàu sang mà thiếu những hình ảnh Việt. Đạo diễn có đồng ý với nhận xét đó, và theo đạo diễn, nguyên nhân vì đâu?
- Đạo diễn Khải Hưng: Tôi thấy đúng như vậy. Đành rằng khung cảnh giàu sang trong phim dễ khiến khán giả bắt mắt, vừa lôi kéo được người nổi tiếng tham gia đóng phim. Nhưng việc lạm dụng quá nhiều bối cảnh giàu sang, đài các sẽ khiến khán giả không còn thấy mình ở trong đó. Bạn đừng quên, xem phim chính là sự chiêm nghiệm của mỗi người vào bối cảnh.
* Điện ảnh nói chung và phim truyền hình VN nói riêng hiện nay xuất hiện trào lưu những hoa hậu, người mẫu, ca sĩ – những ngôi sao đến từ các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau đang “đổ bộ” vào 'làng phim ảnh' để làm diễn viên. Đạo diễn đánh giá thế nào về trào lưu này?
- Đạo diễn Khải Hưng: Không thể phủ nhận trào lưu này. Một đất nước có nền điện ảnh khổng lồ như nước Mỹ, các nhà sản xuất phim luôn mời chào người nổi tiếng tham gia nhằm thu hút khán giả, nhưng họ khác chúng ta là các diễn viên không chuyên ấy trước khi đóng phim đều được đào tạo bài bản. Còn ở ta những người không phải diễn viên được mời đóng phim chỉ là sự “tạt qua”, chỉ là sự “dạo chơi”... và tôi cho rằng đó là những người nghiệp dư. Mà, lời chê đau nhất của người làm nghệ thuật là: đồ nghiệp dư!
* Là một người gắn bó với phim truyền hình từ trước đến nay, theo đạo diễn, những gì báo chí phản ánh về phim truyền hình Việt vừa qua, có gì chưa đúng, và cần phải nói lại?
- Đạo diễn Khải Hưng: Mọi việc phản ánh người ta đều nói đúng nhưng là nói theo một chiều như việc “ngứa thì gãi”. Vấn đề nổi cộm là người quản lý phim truyền hình làm những gì? Vừa qua, tôi được biết, phía Nam có tổ chức đấu thầu phim nhiều quảng cáo để đưa vào giờ vàng. Tôi thấy điều đó là chuyện lạ.
Truyền hình nhà nước sinh ra có chức năng và nhiệm vụ cụ thể (do nhà nước quy định), được hưởng ngân sách (tiền thuế dân đóng). Vậy, chỉ riêng với chương trình phim, người đóng thuế phải được hưởng bộ phim hay và miễn phí. Đành rằng ngân sách nhà nước hạn hẹp, các nhà đài đều có chủ trương “xã hội hóa”để tranh thủ các lực lượng trong xã hội cùng làm phim. Điều này là phù hợp.
Song, trách nhiệm quản lý những phim “xã hội hóa” để đưa lên sóng là chưa tốt. Nhiều nhà “xã hội hóa” lý sự : phim có hay thì mới có nhiều quảng cáo!”.
Cả tháng nay chúng ta bàn nhiều đến phim “Anh chàng vượt thời gian”, mới xuất hiện tập đầu đã ai kịp biết hay dở thế nào mà quảng cáo chèn vào hết cả chỗ …và kết cục ai cũng biết rồi. Như vậy chưa chắc phim dở đã ít quảng cáo!
Việc kinh doanh thuộc vào nhà đài , khán giả chỉ đòi hỏi phim hay và sạch. Xin đừng quên chức năng và nhiệm vụ của đài truyền hình nhà nước!
* Xin cám ơn đạo diễn
Theo bạn, phim Việt hiện nay nên khắc phục ngay vấn đề nào dưới đây?
Đề tài xa lạ với cuộc sống Diễn xuất của diễn viên kém Lời thoại nhạt nhẽo, không chân thật Kịch bản không hấp dẫn, phim dài lê thê Quảng cáo chèn trong phim quá lộ liễu Ý kiến khác
|
Diễn đàn “Khán giả chê phim Việt, vì sao?” do TTO tổ chức với mong muốn nhận được những bài viết thẳng thắn mổ xẻ tình trạng hiện nay của cả điện ảnh lẫn truyền hình Việt Nam, qua đó đưa ra những gợi ý, giải pháp để nâng tầm chất lượng của phim Việt. Mời bạn đọc gởi bài viết với những gợi ý sau: - Bạn thấy kịch bản phim Việt hiện nay như thế nào? Độ hợp lý/ gần gũi/hấp dẫn? Như thế nào là những kịch bản điện ảnh lay động, hấp dẫn, gần gũi. - Thoại trong phim Việt có tự nhiên hay lên gân, hay nghe giả tạo? - Đạo diễn Việt Nam còn thiếu điều gì để có nhiều bộ phim xứng tầm, không lạc lõng giữa thị trường, không coi thường khán giả. - Chất lượng diễn viên hiện nay như thế nào: diễn xuất của diễn viên / mức độ hóa thân vào nhân vật? - Âm nhạc cho phim - Vai trò của nhà phê bình, nhà sản xuất, nhà quản lý cũng như hội đồng duyệt phim… Bạn cũng có thể đề cập cái hay nên học hỏi của những bộ phim truyền hình/ điện ảnh hay của Việt Nam/ thế giới… Bài viết xin vui lòng gửi về tto@tuoitre.com.vn; tiêu đề ghi Diễn đàn phim Việt. Bài viết gõ bằng Unicode, không quá 1.000 chữ. Dưới bài vui lòng ghi đầy đủ thông tin cá nhân để tòa soạn tiện liên hệ. Mời xem thêm: Thoại trong phim như người nước ngoài nói tiếng Việt II Phi lý với phim truyền hình Việt Nam II Phim truyền hình Việt không hay: thoại dở, diễn viên cùn II Phim truyền hình Việt: giá chót phải là 30 tập? II Phim Việt thiếu chuẩn! II Phim Việt: Coi chưa xong đã đoán trúng ý đạo diễn II Phim Việt: lười kiếm đề tài và diễn viên ngộ nhận II Âm nhạc trong phim truyền hình Việt Nam thiếu ấn tượng II NSND Thế Anh: "Đóng phim phải thật như ngoài đời" II "Cẩn thận không biến thành phim… Tây!" II Diễn viên phim truyền hình: thiếu và yếu II Nhà biên kịch Nguyễn Quang Sáng: Đừng biết 1 viết 10 II Phim Việt sa vào bệnh giải thích II Phim Việt nói nhiều không diễn tả được bao nhiêu II Tôi muốn xem cảnh con nhổ tóc sâu cho mẹ trên phim Việt II Trung Quốc khủng hoảng phim truyền hình II Đấu thầu sản xuất phim truyền hình: Hay dở khó lường II Phim truyền hình ngoại: Vì sao hấp dẫn? II Quay phim truyện như quay tin truyền hình II Phim truyền hình nên "kéo" bao nhiêu tập? II Phim Việt mơ mộng cảnh giàu sang? II Phim Việt: hãy nhớ cái chết của thời kỳ "mì ăn liền" II Phim Việt: chạy theo trào lưu II Ca sĩ - diễn viên Mỹ Tâm: "Quan trọng nhất là kịch bản phim" |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận