Phóng to |
Bị cáo Trần Kim Long - Ảnh: C.M |
Phóng to |
Bị cáo Nguyễn Văn Tính - Ảnh: C.M |
Theo các luật sư, chứng cứ duy nhất mà VKS dùng để buộc tội các bị cáo trong việc đưa, nhận hối lộ chỉ là lời khai nhận của các bị cáo, những lời khai này lại không thống nhất với nhau. Trước đó trong phần luận tội, đại diện VKS nói tuy lời khai của các bị cáo còn chỗ này, chỗ kia chưa thật trùng khớp nhưng qua đánh giá các chứng cứ khác, VKS thấy có đủ căn cứ buộc tội như bản cáo trạng đã công bố.
Bào chữa cho bị cáo Trần Kim Long (nguyên chủ tịch UBND Q.Gò Vấp), luật sư Nguyễn Minh Tâm cho rằng muốn chứng minh Long nhận hối lộ thì phải có người đưa. Trong khi đó, Phạm Thị Tuyết Lan - người bị VKS cáo buộc đưa hối lộ cho Long 250 triệu đồng - đã không thừa nhận, chỉ duy nhất bị cáo Dương Công Hiệp (nguyên phó phòng quản lý đô thị Q.Gò Vấp) là người trung gian đưa tiền thì lời khai của Hiệp cũng đầy mâu thuẫn về khoản tiền, bối cảnh đưa tiền cho Long.
Đối với nhận định của VKS về vai trò của Trần Kim Long trong vụ chi tiền để chạy án thông qua Nguyễn Minh Hoàng, luật sư Tâm nói không đủ căn cứ để buộc tội bị cáo. Về lời nói “chỗ khác chạy được thì mình cũng phải lo đi” của Long được VKS coi là sự “chỉ đạo” cho Lê Minh Châu (nguyên giám đốc Công ty địa ốc Gò Môn), luật sư Tâm lý giải đó có thể là sự nhắc nhở của Long. Còn việc Long lấy số điện thoại của bị cáo Nguyễn Minh Hoàng - đối tượng có khả năng chạy án - đưa cho Hồ Tùng Lâm (nguyên phó giám đốc Công ty Gò Môn) cũng chỉ là “nhân tiện” Long xin số điện thoại giùm.
Theo luật sư Tâm, nếu không “cột” được Nguyễn Minh Hoàng vào tội “môi giới hối lộ”, làm trung gian để chạy án mà hành vi của Hoàng chỉ là “lừa đảo” thì nhóm bị cáo Châu, Long, Lâm phải được coi là nạn nhân, không thể bị buộc tội đưa hối lộ.
Bào chữa cho Hồ Tùng Lâm, luật sư Thiệu Ánh Dương phân tích kỹ vai trò của nhóm ba bị cáo Châu, Long, Lâm trong vụ chi 30.000 USD và 30 triệu đồng để chạy án. Luật sư Dương đề nghị VKS xem lại mức án đề nghị cho Lâm. Trong phần nhận định, VKS cho rằng vai trò của Long trong vụ chạy án là quan trọng hơn Lâm (người giúp sức), phải xử lý nghiêm hơn nhưng VKS lại đề nghị mức án cho Long, Lâm bằng nhau trong hành vi đưa hối lộ (từ 13-14 năm tù) là không đúng.
Luật sư Bùi Quang Nghiêm, bào chữa cho Lê Minh Châu, cân nhắc và lựa lời rất cẩn thận khi nói về khoản tiền 500 triệu đồng (trong tổng số 800 triệu) mà Châu bị VKS cáo buộc đã đưa hối lộ cho Nguyễn Văn Tính. Luật sư Nghiêm không dám phủ nhận việc Châu đưa cho Tính khoản tiền này là vô tư, khách quan nhưng đề nghị tòa xem xét mối quan hệ thân thiết giữa hai bị cáo. Theo luật sư, doanh nghiệp nào cũng phải sợ chính quyền, nên trong lúc ông Châu đang bị khiếu nại sai phạm, bị cáo Tính lại đề nghị đưa tiền thì Châu không thể nào từ chối. Còn về khoản 300 triệu đồng đưa sau này, theo luật sư Nghiêm, đó chỉ là vay mượn, không có cơ sở để buộc tội bị cáo Châu đưa hối lộ.
Luật sư Lê Hồng Nguyên bào chữa cho Nguyễn Văn Tính cho rằng Tính đã làm hết trách nhiệm, không hề ém nhẹm hồ sơ sai phạm của Phạm Thị Tuyết Lan và Công ty Gò Môn. Luật sư Nguyên đề nghị hội đồng xét xử xem lại tội danh của bị cáo Tính có phải là nhận hối lộ hay không?
Hôm nay, tòa nghỉ làm việc. Ngày mai (17-6) phiên tòa bước vào phần tranh luận, đối đáp giữa đại diện VKS và các luật sư.
* Tin bài liên quan:
Nguyên chủ tịch quận "khiếu nại" về bối cảnh nhận hối lộ Các bị cáo phản cungXét xử vụ tiêu cực Gò Môn: trí nhớ các bị cáo “có vấn đề”Ngày 8-6: xét xử vụ tham nhũng tại Công ty Gò MônHối lộ: kẻ nói không, người nói cóKhai nhận bất nhất về tiền nhận hối lộLấy tiền hối lộ mua đất, cho em trai đứng tênHành vi đưa hối lộ 10.000 USD chưa được truy tốĐề nghị phạt tù chung thân Phạm Thị Tuyết LanĐề nghị phạt Trần Kim Long 30 năm tù
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận