02/07/2024 10:01 GMT+7

Vì sao các tình huống cố định ở Euro 2024 lại vô hại?

Cho đến sáng 1-7, nghĩa là sau khi đã trải qua 4 trận vòng 16 đội Euro 2024, người hâm mộ vẫn chưa được chứng kiến bàn thắng nào từ các pha bóng cố định.

Các tình huống cố định tại Euro 2024 vẫn chưa mang đến bàn thắng - Ảnh: Getty

Các tình huống cố định tại Euro 2024 vẫn chưa mang đến bàn thắng - Ảnh: Getty

Trên trang thống kê Opta, toàn bố số bàn thắng cả 24 đội tạo ra từ các tình huống cố định là con số 0.

Kém hiệu quả trong tình huống bóng chết

Dĩ nhiên, thống kê này không tính những tình huống phạt đền hay phản lưới. Do đó, tình huống đốt lưới nhà của Rudiger (Đức) sau quả đá phạt của Scotland không được tính. Tưởng chừng tuyển Đức đã hóa giải sự bế tắc này khi trung vệ Schlotterbeck đã đánh đầu vào lưới Đan Mạch sau quả phạt góc. Nhưng bàn thắng này không được công nhận vì pha phạm lỗi trước đó của Joshua Kimmich.

Một con số thống kê đáng chú ý khác do FootyStats thực hiện là sau 38 trận, số lượng phạt góc của Euro 2024 lên đến 369 lần (trung bình mỗi trận có khoảng 9,7 quả phạt góc). Tuy nhiên, việc tận dụng cơ hội từ phạt góc chưa mang đến hiệu quả. Các quả đá phạt trực tiếp hay những quả đá phạt với giải pháp tạt vào vòng cấm cũng vậy.

38 trận mà chưa một lần lưới rung lên từ các tình huống cố định, đây là điều khá lạ tại một giải đấu lớn. Tại Euro 2020, cũng phải đến bán kết người hâm mộ mới được chứng kiến một quả đá phạt trực tiếp thành bàn. Theo thống kê tại Euro 2020, có 40 bàn đến từ các tình huống cố định. Trong đó có 17 bàn từ phạt góc, 11 bàn phạt đền, 8 bàn từ đá phạt, 3 bàn từ những quả ném biên và 1 bàn từ đá phạt trực tiếp.

Thiếu sự chuẩn bị

Điều gì khiến cho các tình huống bóng chết trở nên vô hại tại Euro 2024? Cựu HLV tuyển Thụy Điển Janne Andersson đã đưa ra những giải thích về điều này với Reuters: "Tuy không có những số liệu cụ thể, nhưng có thể ước tính rằng phải mất 50 quả phạt góc mới có thể mang lại 1 bàn thắng. Và nếu bạn chọn giải pháp treo bóng, các trung vệ thường là người chiến thắng".

Theo ông Andersson, các đội bóng khi bước vào một giải đấu lớn như Euro thường có sự chuẩn bị khác nhau cho tình huống cố định. Các phương án riêng dành cho cả việc tấn công và phòng ngự đều được tính toán, đưa vào các buổi tập.

"Không muốn nhận những bàn thua, các đội bóng thường ưu tiên cho giải pháp phòng ngự. Về mặt tấn công, yếu tố quyết định cho sự thành công của các tình huống cố định là việc xác định thời điểm chính xác", chiến lược gia 61 tuổi nhận định. Theo ông, ở những giải đấu ngắn, mỗi đội cần phải tập luyện rất nhiều mới đạt được sự chính xác cần thiết.

Ông cũng chỉ ra vai trò của từng cầu thủ tham gia tình huống cố định. Có người lo nhiệm vụ dứt điểm, người khác sẽ ngăn cản hậu vệ và thủ môn đối phương hoặc chạy chỗ gây phân tâm. Nhưng nhiệm vụ lớn nhất thuộc về người thực hiện pha bóng. Anh ta phải thực hiện thật chính xác thì mới đem lại hiệu quả trong việc tận dụng tình huống cố định.

Tuyển Đức được hưởng nhiều phạt góc nhất

Cho đến thời điểm này, chủ nhà Đức đang là đội được hưởng phạt góc nhiều nhất với 31 lần. Đứng thứ nhì là Đan Mạch với 27 lần. Ý và Bồ Đào Nha đang chia sẻ vị trí thứ ba với 23 lần hưởng phạt góc.

Đáng nói, đội bóng nổi tiếng với các tình huống cố định là tuyển Anh đến lúc này chỉ mới đá phạt góc có 9 lần. Họ đứng thứ 19 trong tổng số 24 đội về số lần thực hiện phạt góc.

Thủ môn đắt giá nhất thế giới ‘giải cứu’ Ronaldo tại Euro 2024Thủ môn đắt giá nhất thế giới ‘giải cứu’ Ronaldo tại Euro 2024

Diogo Costa - thủ thành đắt giá nhất thế giới theo Transfermarkt, đã có ngày thi đấu xuất sắc khi cản phá 3 quả phạt đền, đưa Bồ Đào Nha vào tứ kết Euro 2024.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên