TTO - Trà Leng những ngày cuối tháng 10 tan tác, đau thương trong thảm họa sạt lở. 10 ngày đầu tiên là một cơn ác mộng của dân làng Bh’Noong nơi rẻo cao. 5 năm để dời làng, 10 năm để trồng cây, gây rừng… Trăm việc bộn bề vẫn còn nằm phía trước…

TTO - Trà Leng những ngày cuối tháng 10 tan tác, đau thương trong thảm họa sạt lở. 10 ngày đầu tiên là một cơn ác mộng của dân làng Bh’Noong nơi rẻo cao. 5 năm để dời làng, 10 năm để trồng cây, gây rừng… Trăm việc bộn bề vẫn còn nằm phía trước…

Trà Leng, 10 ngày sau thảm họa lở núi. Ngọn đồi đã ném một lượng đất đá khủng khiếp vùi lấp cả ngôi làng, bùn lầy đặc quánh.

Đứng bên đây đồi, nhìn qua nóc Ông Đề, thôn 1, nơi hơn chục ngôi nhà bị vùi lấp, một khung cảnh vắng lạnh đến rợn người: hoang tàn đổ nát, những nấm mồ lạnh tanh và nhuốm màu nước mắt người ở lại.

Người chết được chôn cất, người mất tích đang được tìm kiếm, còn người ở lại sống với nỗi đau mất mát và ám ảnh sạt lở núi.

Đã đến lúc cần một cuộc di dân ra khỏi những vùng nguy hiểm, nguy cơ sạt lở, trồng lại cây, gây lại rừng và tính chuyện trăm năm để không còn tái diễn thảm cảnh như Trà Leng.

  • Phần 1

    Tang thương
    bên dòng sông Leng

  • Phần 2

    Tìm kiếm
    đẫm nước mắt

  • Phần 3

    Nỗi đau
    người ở lại

  • Phần 4

    Bế tắc

  • Phần 5

    Mòn mỏi
    ngóng người thân

  • Phần 6

    "Chạy"
    sạt lở núi

  • Phần 7

    Dốc sức dời dân
    khỏi vùng nguy hiểm

  • Phần 8

    Phải tính chuyện lâu dài
    - trồng rừng

Chiều 28-10, quả đồi bên dòng sông Leng đổ vùi.

Đất đá chắn ngang dòng suối, tạo thành một bể nước. Nước thượng nguồn ầm ập đổ về, vỡ toang, một trận đại hồng thủy cuốn vùi ngôi làng nóc Ông Đề.

Trà Leng - 10 ngày, 10 năm và chuyện 100 năm… - Ảnh 2.

Hơn 11 ngôi nhà thành bình địa, 33 người may mắn thoát chết, 22 người bị chôn vùi dưới lớp đất đá ngổn ngang. Tiếng khóc thảm, tiếng cuốc xẻng, tiếng hô hào của lực lượng tìm kiếm vang dài một khúc sông Leng.

Người người hì hục khiêng những chiếc võng có người chết, người bị thương ra ngoài…

Trà Leng nhuốm màu tang thương, chết chóc.

  • Phần 1

    Tang thương
    bên dòng sông Leng

  • Phần 2

    Tìm kiếm
    đẫm nước mắt

  • Phần 3

    Nỗi đau
    người ở lại

  • Phần 4

    Bế tắc

  • Phần 5

    Mòn mỏi
    ngóng người thân

  • Phần 6

    "Chạy"
    sạt lở núi

  • Phần 7

    Dốc sức dời dân
    khỏi vùng nguy hiểm

  • Phần 8

    Phải tính chuyện lâu dài
    - trồng rừng

Trà Leng, ngày thứ hai sau thảm họa lở núi.

Hàng trăm chiến sĩ của Quân khu 5, Tỉnh đội, Công an tỉnh Quảng Nam đã được chi viện vào hiện trường tìm kiếm.

Hối hả, tất bật! Hơn 500 con người nỗ lực từng phút, từng giờ để tìm kiếm những người còn mất tích.

Trà Leng - 10 ngày, 10 năm và chuyện 100 năm… - Ảnh 4.

Flycam quần thảo ở dọc dòng sông Leng để tìm kiếm nạn nhân mất tích trong khi 500 cán bộ, chiến sĩ gồm bộ đội, công an, lực lượng phòng cháy chữa cháy, dân quân tự vệ... gồng mình dưới trời mưa đào bới bùn đất tìm các nạn nhân.

Chó nghiệp vụ cũng được đưa tới hiện trường. Dưới sông Leng, sông Tranh, hàng chục chiếc thuyền, canô quần thảo tìm người mất tích trôi dạt. Đây là một cuộc tìm kiếm cứu nạn chưa từng thấy và đầy nước mắt bên dòng Leng.

Những tiếng hô "nhẹ tay thôi", "tìm thấy cánh tay rồi", "lấy nước rửa cho họ đi" vang lên giữa tiếng cuốc xẻng như xé lòng người chứng kiến khi dưới bùn đất kia là người thân, bà con họ hàng và đồng bào xấu số của mình.

Đến nay, lực lượng chức năng mới tìm kiếm được 9 thi thể, còn 13 người mất tích.


  • Phần 1

    Tang thương
    bên dòng sông Leng

  • Phần 2

    Tìm kiếm
    đẫm nước mắt

  • Phần 3

    Nỗi đau
    người ở lại

  • Phần 4

    Bế tắc

  • Phần 5

    Mòn mỏi
    ngóng người thân

  • Phần 6

    "Chạy"
    sạt lở núi

  • Phần 7

    Dốc sức dời dân
    khỏi vùng nguy hiểm

  • Phần 8

    Phải tính chuyện lâu dài
    - trồng rừng

Không ai ngờ cơn đại họa ập xuống 11 mái nhà bên dòng sông Leng.

Tại hiện trường, người thân của nạn nhân vừa được tìm thấy lẫn mất tích khóc ngất trong nỗi đau quá lớn. Còn tại Trung tâm y tế huyện Bắc Trà My, 8 người dân Trà Leng thoát khỏi lưỡi hái tử thần vẫn đang được điều trị.

May mắn sống sót sau vụ sạt lở, khuôn mặt trầy xước, đôi chân băng bó và ánh mắt buồn rười rượi, nữ sinh Trần Thị Minh Châu (lớp 9 Trường phổ thông dân tộc bán trú - THCS Trà Leng) vẫn không hình dung được tại sao tai họa lại giáng xuống gia đình mình. Đến giờ cha em vẫn còn nằm đâu đó trong đất lạnh, em không còn hi vọng nữa.

Trà Leng - 10 ngày, 10 năm và chuyện 100 năm… - Ảnh 6.

"Cha em mất rồi, chưa tìm ra", Châu nói như không còn hơi. Cha mất tích, mẹ bị thương nặng chuyển lên tuyến trên, còn đối diện giường bệnh của Châu là chị gái Trần Thị Mỹ Kim (17 tuổi).

Châu kể chiều hôm đó trời mưa lớn, cả xóm sang nhà bác Sơn hàng xóm trú bão, con suối bên làng đổ nước xuống ào ào như thác nên bác Việt (bí thư Đảng ủy xã Trà Leng) ra quay phim để gửi lên tỉnh.

Đứng xem dòng thác với bác Việt còn có ba của Châu và nhiều người khác. Thấy bác Việt giơ điện thoại lên, Châu còn gọi "Bác ơi quay tụi cháu với". Vừa dứt câu thì một núi bùn đất giáng xuống. Bác Việt xoay lưng, nhét điện thoại trong túi hô hoán mọi người cùng chạy. Nhưng trong tích tắc lũ bùn đã lùa ông đi đầu tiên.

Cả nhóm còn lại chạy thoát thân, ba Châu cũng chạy về hướng con gái, đôi mắt với nhìn con nhưng rồi cũng bị nước lũ lùa đi. Chính mắt Châu thấy cha bị thác bùn đất đổ ập xuống và cuốn trôi trong khoảnh khắc trước sự bất lực của chính mình.

"Lúc đó cha nhìn về phía em, cố chạy nhưng biết không thoát được nữa, cha đã giơ hai cánh tay lên như thể chào em, rồi cha đi luôn đến giờ chưa tìm thấy" - Châu kể trong nước mắt.

Châu quay đầu chạy vào nhà bêtông rồi không biết gì nữa. Khi tỉnh dậy, đã thấy mình đang nằm dưới những mái tôn, sườn nhà đè lên người. Trong cơn đau đớn, hoảng loạn, Châu tự xoay sở lết khỏi đống đổ nát, rướn về ngọn đồi trước mặt.

Bò được một đoạn, Châu thấy mẹ - bà Trần Thị Liễu cũng trầy trụa bò phía sau. Họ nằm cạnh bên nhau, suốt một đêm giữa núi rừng hoang lạnh, đói rét và chỉ cầu mong trời sáng và may mắn hôm sau được dân làng tìm thấy kết võng cõng ra ngoài.

Cạnh bên giường Châu là chị Trần Thị Diệu (28 tuổi) và đứa con gái duy nhất còn sống trong bốn đứa con. Khuôn mặt như người đã mất hồn, chị chỉ thốt nổi câu: "Mất tất cả rồi! Các con tôi đâu? Con ơi!"…

Trà Leng - 10 ngày, 10 năm và chuyện 100 năm… - Ảnh 7.


  • Phần 1

    Tang thương
    bên dòng sông Leng

  • Phần 2

    Tìm kiếm
    đẫm nước mắt

  • Phần 3

    Nỗi đau
    người ở lại

  • Phần 4

    Bế tắc

  • Phần 5

    Mòn mỏi
    ngóng người thân

  • Phần 6

    "Chạy"
    sạt lở núi

  • Phần 7

    Dốc sức dời dân
    khỏi vùng nguy hiểm

  • Phần 8

    Phải tính chuyện lâu dài
    - trồng rừng

Nhiều ngày sau thảm họa, cuộc sống của dân làng Trà Leng vẫn chìm trong bế tắc. Nhà mất, tài sản chẳng còn gì, khó khăn bủa vây, thiếu thốn đủ thứ.

Đang tá túc tại ngôi nhà sàn bên lán trại bộ đội, hai chị em cô giáo Nguyễn Thị Thảo (26 tuổi) vẫn đăm đắm nhìn về phía ngôi làng, nơi mẹ mình vừa nằm lại.

Hôm sạt lở đổ xuống, cô Thảo đang ở Trường tiểu học Trà Leng. Nghe tin, lo cho 7 người thân trong nhà, cô tất tả băng rừng về làng và ngã quỵ bởi mẹ đã là một trong những nạn nhân chết trong thảm họa.

"Chôn cất mẹ xong, hai chị em tôi sẽ lên tá túc đỡ trên khu nội trú của trường" - cô giáo trẻ thẫn thờ nói.

Bên cạnh hiện trường, một số người nhà nạn nhân dựng tạm mấy căn lều để ở, ngóng chờ từng ngày lực lượng chức năng tìm kiếm người thân mình.


  • Phần 1

    Tang thương
    bên dòng sông Leng

  • Phần 2

    Tìm kiếm
    đẫm nước mắt

  • Phần 3

    Nỗi đau
    người ở lại

  • Phần 4

    Bế tắc

  • Phần 5

    Mòn mỏi
    ngóng người thân

  • Phần 6

    "Chạy"
    sạt lở núi

  • Phần 7

    Dốc sức dời dân
    khỏi vùng nguy hiểm

  • Phần 8

    Phải tính chuyện lâu dài
    - trồng rừng

"Coan a, chau a!!! (con ơi, cháu ơi), tiếng người Bh'noong gọi con cháu mình vang dài một khúc sông Leng. Hơn chục người dân làng mất tích đến nay vẫn chưa tìm thấy.

Cả tuần qua, những người dân có người thân mất tích dựng luôn lều bên hiện trường để ở, đêm nào họ cũng thao thức, không tài nào chợp mắt, khi con cháu mình còn nằm đâu đó dưới đất, dưới nước lạnh lẽo. Cạnh đó là hai nấm mồ còn ngát mùi nhang.

Trà Leng - 10 ngày, 10 năm và chuyện 100 năm… - Ảnh 10.

Ngồi bên mộ con trai Hồ Văn Hùng và con rể Hồ Văn Công, ông Hồ Văn Đề (80 tuổi) chết lặng. Họ là hai trong số tám người con và cháu của ông may mắn được tìm thấy, những người còn lại là con, cháu, dâu rể vẫn mất tích.

"Chẳng biết chúng nó giờ ở đâu, từng ngày mỏi mòn chờ ngóng mà ruột quặn thắt" - ông Đề khóc. Trong ngày xảy ra sạt lở, nếu không lên rẫy, hai vợ chồng ông cũng đã là nạn nhân của thảm họa.

Thắp nén nhang lên mộ cha, chị Hồ Thị Hòa (cháu ông Đề) như kiệt sức, tóc tai bù xù. Mấy hôm nay chị khóc hết nước mắt vì bốn người thân trong gia đình mãi mãi không về.

Cha, mẹ, em gái và đứa con 4 tuổi bị vùi lấp, nỗi đau quá lớn ập đến khiến nước mắt chị cứ trào mỗi khi nhắc tới. Thi thể cha chị, ông Hồ Văn Công đã được tìm thấy dưới đống đổ nát, còn lại vẫn mất tích.

"Mẹ ơi, em gái ơi, con trai ơi, có linh thiêng thì về báo mộng đang ở đâu để còn tìm kiếm, nằm chi dưới đất lạnh lẽo vậy" - Hòa khóc gọi.

  • Phần 1

    Tang thương
    bên dòng sông Leng

  • Phần 2

    Tìm kiếm
    đẫm nước mắt

  • Phần 3

    Nỗi đau
    người ở lại

  • Phần 4

    Bế tắc

  • Phần 5

    Mòn mỏi
    ngóng người thân

  • Phần 6

    "Chạy"
    sạt lở núi

  • Phần 7

    Dốc sức dời dân
    khỏi vùng nguy hiểm

  • Phần 8

    Phải tính chuyện lâu dài
    - trồng rừng

Con đường từ nóc Ông Đề đến trụ sở xã Trà Leng còn ngổn ngang đất đá sau bão số 9, để đi vào duy nhất chỉ cuốc bộ. Những sườn núi bị chẻ đôi đã no nước, sẵn sàng đổ vùi xuống bất cứ lúc nào khiến ai đi ngang qua cũng phải rùng mình khiếp sợ.

Đối với dân làng, sạt lở núi giờ là nỗi ám ảnh khủng khiếp. Chính quyền xã Trà Leng đã di dời, sơ tán dân gần 1.000 hộ dân ở nơi có nguy cơ sạt lở đến đến 12 điểm an toàn như trường học, nhà dân kiên cố.

Tại Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Leng, hàng trăm người dân ở các thôn tất bật gùi lương thực, áo quần lên điểm trường này để trú ẩn trước bão.

Nhiều người cho biết thấy thôn 1 bị sạt lở, chết nhiều người nên ai cũng lo sợ, khi chính quyền thông báo di dời họ lập tức soạn sửa đồ đạc, đưa con cái đến điểm trường trú ẩn. Không còn chuyện dùng dằng như trước.

Bồng bế con cái, xách vội vài cái áo quần, bốn người trong gia đình Hồ Văn Huy (35 tuổi, thôn 2) vội đến điểm trường. Anh nói nhà anh nằm dưới một quả đồi, đã thấy được hiểm họa treo trên đầu, nên giờ nghe chính quyền vận động sơ tán tránh bão, không ngần ngại anh dắt díu vợ con đi ngay.

"Sợ quá rồi, thấy họ chết nhiều quá mình cũng khiếp. Giờ phải tránh thôi, dân Trà Leng đã đau thương quá nhiều" - Huy rùng mình nói.

  • Phần 1

    Tang thương
    bên dòng sông Leng

  • Phần 2

    Tìm kiếm
    đẫm nước mắt

  • Phần 3

    Nỗi đau
    người ở lại

  • Phần 4

    Bế tắc

  • Phần 5

    Mòn mỏi
    ngóng người thân

  • Phần 6

    "Chạy"
    sạt lở núi

  • Phần 7

    Dốc sức dời dân
    khỏi vùng nguy hiểm

  • Phần 8

    Phải tính chuyện lâu dài
    - trồng rừng

Theo ông Phan Việt Cường - bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - nhiều năm trước Tỉnh ủy đã có hẳn một nghị quyết riêng, trong đó có việc ưu tiên nguồn lực bố trí các dự án di dân tái định cư, đưa dân ra khỏi rừng, khỏi vùng sạt lở, lũ quét. Tới nay tỉnh đã đưa được hơn 1/2 trong tổng số 13.000 hộ trong diện di dời.

Theo ông Cường, giải pháp thứ hai là tỉnh sẽ đề xuất để xây dựng bộ dữ liệu, bản đồ địa chất và thông báo tới tận từng người dân, từng địa phương. Vùng nào trong diện xung yếu, dễ sụt trượt sẽ không bố trí dân cư, nơi đó sẽ có cảnh báo để bà con hạn chế lui tới.

Trà Leng - 10 ngày, 10 năm và chuyện 100 năm… - Ảnh 13.

"Một điều theo tôi vô cùng quan trọng, quyết định tới việc thành công trong phòng chống thiên tai đó là kỹ năng ứng phó, thích nghi và sống chung với mưa bão ngày càng khốc liệt của mỗi người dân. Thời gian tới, chúng tôi sẽ mở các chương trình đào tạo kỹ năng ứng phó với thiên tai.

Học sinh sẽ được dạy cách nhận biết dấu hiệu của sạt lở đất, cách chạy trốn khi có sạt núi, cách cứu hộ khi có tình huống xảy ra… Khi thiên tai là thứ không thể tránh, cách tốt nhất là chúng ta học bài học ứng phó, sống chung với nó", ông Cường nói.

Còn đối với Trà Leng, ông Cường cho biết sẽ chỉ đạo nghiên cứu, tìm khu đất an toàn để bà con lập làng mới. Hiện một số doanh nghiệp đã hỗ trợ kinh phí xây nhà cho người dân. Các em mồ côi, các trường hợp mất người thân cũng sẽ được các đơn vị đỡ đầu, chăm lo cả về nhà ở lẫn tương lai học hành về sau.

  • Phần 1

    Tang thương
    bên dòng sông Leng

  • Phần 2

    Tìm kiếm
    đẫm nước mắt

  • Phần 3

    Nỗi đau
    người ở lại

  • Phần 4

    Bế tắc

  • Phần 5

    Mòn mỏi
    ngóng người thân

  • Phần 6

    "Chạy"
    sạt lở núi

  • Phần 7

    Dốc sức dời dân
    khỏi vùng nguy hiểm

  • Phần 8

    Phải tính chuyện lâu dài
    - trồng rừng

Tại phiên họp tổ thảo luận tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách ngày 2-11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đề nghị đưa các nhiệm vụ, giải pháp, nguồn lực để phòng chống thiên tai vào kế hoạch, chương trình, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà cũng cho rằng với điều kiện cực đoan biến đổi khí hậu, cần phải đánh giá rõ vùng đất, đặc biệt khi phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội làm thay đổi địa chất, có thể tăng kích hoạt lên lớp vỏ phong hóa của Trái đất, gây sạt lở, lũ quét.

Ông hứa tới đây sẽ xem xét tăng độ che phủ rừng, chất lượng rừng và có báo cáo thống kê đầy đủ về chất lượng rừng, đánh giá lại cơ cấu rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh, kiểm kê đất đai để đánh giá chính xác diện tích rừng. Lấy rừng làm hồ chứa phải trồng bù cho đủ.

Trà Leng - 10 ngày, 10 năm và chuyện 100 năm… - Ảnh 15.

Trao đổi với Tuổi Trẻ khi vừa trở về từ hiện trường các vụ sạt lở đất, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường cũng nói có nhiều điều đáng để suy nghĩ và rút kinh nghiệm từ thiên tai dồn dập vừa qua.

Ngoài việc giúp dân sống chung với thiên tai, theo ông Cường, cần phải sớm điều chỉnh và nhìn nhận lại chiến lược phát triển kinh tế vùng nông thôn, miền núi, không khuyến khích trồng cây keo nữa mà tập trung dài hơi cho chuyện trồng rừng gỗ lớn.

Chủ trương trồng rừng gỗ lớn đã được Quảng Nam làm từ lâu nhưng cây keo vẫn chiếm ưu thế vì trồng nhanh, thu hoạch sớm. Nhưng từ giờ trở đi, tỉnh sẽ có chủ trương hỗ trợ gạo, lương thực, cây giống cho bà con để tham gia trồng rừng gỗ lớn.

Loại rừng này thời gian trồng có thể kéo dài hơn, bà con cần cái ăn để chờ rừng lớn thì tỉnh sẽ hỗ trợ. Bù lại, rừng gỗ lớn hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3 lần, khi trồng rừng có thể xen kẽ cây dược liệu dưới tán, chăn thả gia súc gia cầm để tăng hiệu quả.

"Quan trọng nhất là rừng gỗ lớn sẽ giữ được đất, hạn chế sạt lở, có tính bền vững cao để ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu đang là chuyện có thật và ngày càng nguy hiểm hơn" - ông Cường nói.

Trà Leng - 10 ngày, 10 năm và chuyện 100 năm… - Ảnh 16.
Trà Leng - 10 ngày, 10 năm và chuyện 100 năm… - Ảnh 17.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0