Đứng đầu một hợp tác xã nông nghiệp, Tổng giám đốc Trần Hoàng An hiểu khó có thể giàu nhanh, giàu xổi được mà cần giữ vững sự phát triển bền vững, có nấc thang tiến tới cho Evergrowth.
Trần Hoàng An không có "cái tướng" của một vị giám đốc thường thấy. Anh có vẻ gần với hình ảnh của
một anh kỹ sư nông nghiệp. Vị Tổng giám đốc trẻ từng xua tay từ chối kể về 17 năm anh gắn bó với Hợp
tác xã (HTX) nông nghiệp Evergrowth. Nhưng rồi anh
cũng bộc bạch về những sóng gió và biến cố anh đã trải qua, từ sự khó khăn của việc phát triển xã
viên, xây dựng đàn bò sữa, đến việc giữ nông dân ở lại, tin tưởng vào những gì ban quản trị HTX nỗ lực
để duy trì nguồn sống bền vững cho người nông
dân Khmer trong vùng.
Tốt nghiệp ra trường, tôi về Evergrowth một cách tình cờ. Khi đó, HTX đang tuyển kỹ sư cho dự án chăn
nuôi sữa bò theo chuyển giao của Socodevi – Tổ chức phát triển bền vững của Canada và CCPA – Hợp tác
xã nổi tiếng của Pháp.
Từng giai đoạn phát triển của HTX đi qua, tôi cứ gắn bó một cách tự nhiên. Ví nôm na, đó là tình đầu với công việc chuyên môn, với nghề đã được đào tạo, nên thành ra chung thuỷ. Đến lúc này rồi, chẳng ai tính gì chuyện giàu nghèo thuở ban đầu. Làm nông nghiệp thuần tuý thì không giàu khủng được. Tôi, ban quản trị và tất cả xã viên cũng không tìm sự giàu có nhanh chóng đó, chỉ cần giữ vững sự phát triển bền vững, có nấc thang tiến tới là được.
Khi đã có tình cảm với điều gì thì nó luôn đúng, không thể sai được. Hành trình của chúng tôi bắt đầu khi động viên từng hộ xã viên, tập hợp được 171 hộ để cùng nhau xây dựng mô hình chăn nuôi sữa bò trên vùng đất trù phú Sóc Trăng.
Ban đầu khó khăn lắm. Người nông dân vốn chỉ quen với những chú bò Sind đỏ truyền thống, chăn nuôi hoang dã. Khi làm quen với chú bò sữa, họ còn chẳng biết vắt sữa. Kỹ sư của HTX cũng lóng nga lóng ngóng vì mới tiếp cận mô hình thử và lý thuyết, chứ chưa được thực tế nhiều. Cả nông dân, cả kỹ sư lẫn bộ máy quản lý HTX phải cùng nhau học hỏi từng bước.
Có những thời điểm nhiều hộ xã viên chán nản, muốn bỏ bò, cho thương lái vào chuồng bắt bò sữa, kiếm tiền để trả nợ và trang trải cuộc sống hàng ngày. Tiền mua bò vay từ ngân hàng, do HTX bảo lãnh, bán bò là không đúng.
Anh em kỹ sư chúng tôi từng phải thay nhau canh chừng, cứ thấy xe bò thương lái vào HTX chở bò đi là chặn để giữ bò lại. Không giữ những con bò sữa trước sự "dụ dỗ" của cánh thương lái, xã viên sẽ vì cái lợi trước mắt mà bỏ cả sinh kế lâu dài.
Chúng tôi hiểu phải phát triển HTX trở thành nơi cho xã viên tin tưởng. Làm được điều đó, tức là phải đem lợi ích kinh tế cho từng xã viên, góp phần với địa phương xoá đói giảm nghèo.
Chúng tôi có những thành công bước đầu, cũng là nền tảng niềm tin giúp chúng tôi duy trì mô hình ngày càng phát triển đến bây giờ. HTX trở thành nguồn cung cấp sữa tươi chất lượng cao cho các thương hiệu sữa có tiếng trên thị trường. Từ đàn bò chỉ 464 con, HTX dần phát triển lên tới gần 7.000 con bò. Số hộ xã viên tăng lên tới 2.000, tương đương 10.000 nhân khẩu. Từ việc HTX còn đi vay nợ hàng tỷ đồng, đến nay lợi nhuận hàng năm để chia đều cho xã viên lên tới hàng chục tỷ.
HTX có 2 cách tính giá sữa. Một là giá trả trước, mỗi tháng 2 kỳ, nông dân được trả trước. Để cấu thành giá này, HTX phải hạch toán chi phí chăn nuôi từng con bò của xã viên.
Hai là giá trả sau, là lợi nhuận chia lại sau khi hạch toán hàng năm. Mỗi xã viên là một cổ đông của HTX. Bình quân, lợi nhuận trả sau tương đương mức 800 – 1.000 đồng/lít sữa.
Bình quân mỗi lít sữa được trả theo cả hai hình thức từ 13.000 – 13.500 đồng. Do đó, nói thu mua sữa của nông dân với giá rẻ là không đúng. Chưa kể, những dịch vụ do chúng tôi cung cấp cho nông dân chăn nuôi bò gần như không tính lãi. Nếu có lợi nhuận, cuối năm tiền này cũng được chia lại cho người nông dân.
Những người thông tin về giá sữa của HTX có thể đã bị nhầm lẫn với những điểm thu mua sữa khác. Đó chắc chắn không thể là giá sữa của Evergrowth thu mua của xã viên.
Để có được sự gắn bó của xã viên suốt 17-18 năm qua, điều đầu tiên và quan trọng nhất là để họ thấy được HTX đưa đến lợi ích cho họ. Xã viên tin thì mình mới mạnh được. Và chỉ khi xã viên phát triển, thì HTX mới phát triển được.
Họ nói đúng. Đó là nhận định của những người ở ngoài khi so sánh giữa bò ở các nơi khác với năng suất 28 – 30 lít/ngày. Và họ xem những con số đó mô tả sự thất bại của xã viên HTX.
Nhưng câu chuyện thực tế không nên hiểu như vậy.
Để nuôi được một đàn bò cho ra năng suất sữa 28 – 30 lít/ngày, người nuôi phải sử dụng khẩu phần ăn chuyên biệt và công nghiệp, điều kiện chăn nuôi khắc nghiệt, chi phí vô cùng tốn kém, chiếm đa số trong giá bán sữa.
Một mô hình chăn nuôi gia đình để có được năng suất chuẩn công nghiệp như thế sẽ phải gầy đàn bò từ 10 – 12 con mới có lời. Trong khi đó, xã viên HTX chúng tôi chỉ cần nuôi 5 con trở lên là đã có lãi.
Quan trọng hơn, HTX Evergrowth là mô hình giữ người nông dân lại với chính cánh đồng, ruộng lúa, giữ lại họ với ngôi nhà của mình. Giá trị bền vững cho từng nông dân như vậy rất quan trọng trong ổn định phát triển kinh tế vùng.
Một điều phải khẳng định, là nguồn dinh dưỡng của sữa HTX Evergrowth rất tốt. Đối tác mua sữa của
chúng tôi hơn 10 năm rồi không bao giờ từ chối đơn hàng. Chúng tôi đầu tư nhân lực, vật lực, học hỏi
không ngừng để tăng thêm kiến thức trong chăn nuôi bò
sữa, từ đó truyền đạt lại cho người nông dân. Chúng tôi đã và đang nghiên cứu, tìm ra khẩu phần ăn
hoàn chỉnh cho con bò của nông dân, làm sao đó để tăng năng suất sữa lên trong hoàn cảnh phù hợp với
quy mô chăn nuôi của gia đình.
Chúng tôi rất minh bạch trong hoạt động và tài chính, điều này sẽ giúp mọi người bớt cái nhìn thiếu thiện cảm với ban quản trị HTX.
Chúng tôi có kế hoạch hoạt động, bao gồm cả kế hoạch tài chính, hàng năm đều trình lên đại hội xã viên. Các kế hoạch này được gửi lên tất cả các cơ quan địa phương liên quan như Uỷ ban xã, huyện, phòng nông nghiệp huyện, Sở nông nghiệp tỉnh, Liên minh HTX… Bất cứ cơ quan nào cần số liệu, chúng tôi cũng sẵn sàng cung cấp ngay và luôn, minh bạch và không giấu diếm.
Có chứ. Đó là chuyện bình thường trên thương trường, dù ở bất cứ ngành nghề nào hay mô hình kinh tế nào. Nhưng dù họ là ai cũng không thể thay đổi quyết tâm của chúng tôi trong việc duy trì và phát triển hợp tác xã. Chúng tôi buộc phải quen với sự khác biệt trên thương trường, chấp nhận tin rằng sự mâu thuẫn là do họ đi khác con đường chúng tôi đang đi. Vậy thôi.
Có giai đoạn chúng tôi buộc phải chia tay 700 hộ xã viên với hơn 4.000 con bò cho một công ty thu mua sữa khác. Đó là thời điểm thiệt hại lớn lao của HTX. Không những phải trả lại vốn góp của những xã viên đó lên đến hàng chục tỉ đồng, chúng tôi bị sụt giảm năng suất nghiêm trọng. Từ việc cung cấp ra thị trường 36 tấn sữa/tháng, chúng tôi chỉ còn chưa đầy 20 tấn/tháng. Gần đây, chúng tôi mới phục hồi lại năng suất trên 20 tấn/tháng.
Không chỉ vậy, một đợt nhiều người đặt những câu hỏi nghi vấn về sự chậm phát triển của HTX so với ngành. Nhưng mọi người không hiểu đây là mô hình phát triển phù hợp cho người nông dân Khmer làm kinh tế bền vững.
Chính quyền động viên HTX chúng tôi rất nhiều, cũng tạo nhiều điều kiện như giảm thuế cho HTX, quảng bá truyền thông cho mô hình của chúng tôi. Nhưng đúng là có nhiều giai đoạn, chúng tôi cảm thấy đơn độc. Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là làm lợi cho tất cả xã viên. Chứ nếu chỉ làm lợi cho cá nhân, nhiều mô hình kinh doanh khác tốt hơn nhiều, như đầu tư làm trại bò công nghiệp chẳng hạn. Có nhiều người họ không tin điều đó.
Bạn sẽ hiểu cảm giác của ban lãnh đạo HTX khi trong đại hội xã viên, bạn nhận được 100% phiếu tín nhiệm. Đặc biệt buổi bỏ phiếu diễn ra trong sự quan sát của chính quyền địa phương. Đại biểu rất trân trọng những gì xã viên dành cho chúng tôi. Cũng vì thế, chúng tôi có niềm tin để vươn lên, cùng xã viên của mình phát triển.
Chúng tôi có lộ trình cho các kế hoạch phát triển, nhưng không lường trước được những nghịch cảnh có thể xảy ra. Tháng 6/2019, những lô sữa tươi tiệt trùng đóng gói mang thương hiệu EverMilk đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Dịch bệnh vào tháng 2/2020 đã cướp đi cơ hội bứt phá. Mọi kế hoạch tính toán bị chậm lại, thậm chí là bước lùi rõ rệt. Đến nay, dịch bệnh vẫn chưa buông tha, khiến việc mở rộng thị trường cho sản phẩm bền vững của chúng tôi phanh kít và dừng ngay tại chỗ.
Nhưng vẫn phải tiến lên thôi. Chúng tôi đang chịu trách nhiệm không để 2.000 hộ xã viên trở về với hoàn cảnh hộ nghèo. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn mở rộng hơn nữa số hộ xã viên của HTX. Phải phát triển quy mô lớn, giá trị xã hội của HTX mới có thể ngày càng lớn được.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận