Bạn bè của H’Anetta chọc cô: "Tour đi Sơn Đoòng giá 3.000 USD/người, đi 120 lần thì tốn hết 360.000 USD, quy đổi ra tiền Việt khoảng 9 tỉ đồng, sang đến thế là cùng!".

H’Anetta cười: "Muốn có danh hiệu người phụ nữ Việt Nam đi Sơn Đoòng nhiều nhất thế giới thì phải thế chứ"!

Nhưng thật ra, H’Anetta không tốn một đồng nào, ngược lại, hang Sơn Đoòng đã nuôi cô. Bởi cô là hướng dẫn viên tour thám hiểm cho hệ thống hang động ở Phong Nha, cũng là nữ hướng dẫn viên duy nhất đi Sơn Đoòng - hang lớn nhất thế giới.

Cô gái 120 lần đi Sơn Đoòng - Ảnh 1.

H’Anetta là người dân tộc Ê Đê. "H’Anetta trong tiếng Ê Đê có nghĩa là "mắt nhỏ". Tên ấy do ông ngoại em đặt cho, vì thấy sao con bé này khi chào đời mắt nó to thế. Có lẽ người già thường ngại trẻ con cái gì hơi quá lên đều không tốt nên đặt cho cái tên ấy để cân bằng" - H’Anetta giải thích.

Cô gái 120 lần đi Sơn Đoòng - Ảnh 2.

Hoa hậu H’Nen Niê và H’Anetta - hai cô gái Ê Đê giỏi giang - trong một chuyến đi chinh phục Sơn Đoòng cách đây 2 năm - Ảnh: Ngô Trần Hải An

Mẹ của H’Anetta là người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột, còn ba của cô là người Gia Ray ở Gia Lai. Họ gặp nhau khi đi học ở Nha Trang, rồi cùng về sinh sống tại Gia Lai, vẫn theo chế độ mẫu hệ, vì thế H’Anetta theo họ của mẹ.

Cô may mắn có được cha mẹ chuộng sự học, nên sau khi tốt nghiệp cấp 3, cô được bố mẹ khuyến khích học lên.

Cô thi vào Đại học Huế, khoa ngôn ngữ Anh. Cầm tấm bằng cử nhân Anh văn, cô quay về Gia Lai và nghe lời thầy cũ về làm giáo viên Anh văn cho ngôi trường ngày xưa mình theo học - Trường Nguyễn Thái Học.

Nhưng rồi không biết là may hay rủi, cái nghiệp gõ đầu trẻ sớm gián đoạn khi cô không thể vào được biên chế. Bố mẹ cô lại khuyến khích: "Học lên nữa đi con!".

Cô gái 120 lần đi Sơn Đoòng - Ảnh 3.

Cô lại về Huế thi vào khóa cao học lý luận và phương pháp dạy tiếng Anh. Trong lúc đang học thạc sĩ, cô nghe một người bạn giới thiệu ở Phong Nha (Quảng Bình) có Công ty Oxalis đang tuyển hướng dẫn viên cho loại hình du lịch thám hiểm hang động.

Phải chăng trong gene của những người dân tộc thiểu số có tình yêu thiên nhiên nên H’Anetta chọn thi tuyển?

"Không chỉ thế - Cô trả lời dứt khoát, và làm tôi bất ngờ, thán phục khi kể thêm lý do chính - Đọc bản tin tuyển dụng ấy, đến đoạn có dòng chữ "ưu tiên cho nam giới" thì em nóng mặt.

Tại sao lại có việc mà chỉ nam giới mới làm được? Thế là em quyết định đăng ký ứng thí". Thật ra, Oxalis không loại trừ hẳn nữ giới, chỉ có điều là xét về mặt bằng chung thì nghề này thường chỉ có nam giới đáp ứng được các yêu cầu.

Cô gái 120 lần đi Sơn Đoòng - Ảnh 4.
Cô gái 120 lần đi Sơn Đoòng - Ảnh 5.

H’Anetta chuẩn bị rất kỹ cho cuộc phỏng vấn, nhằm chứng minh mình không thua nam giới. Cô chỉ sợ nhất một điều và cầu mong nó không có trong bài kiểm tra: khả năng bơi lội - một kỹ năng không thể thiếu của một hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm.

Nhưng dẫu cô lúc ấy không biết bơi, người tuyển dụng vẫn bị thuyết phục bởi cô gái bé nhỏ này (cao 1m57 và nặng 44kg) vì cô xuất sắc ở nhiều mặt. Họ tìm cho cô một cô giáo từng dạy bơi ở Mỹ là Tommy, và cô gái Ê Đê ngày ngày miệt mài tập bơi trên sông Son, đúng hai tháng sau cô vượt qua kỳ sát hạch kỹ năng bơi.

Công việc của một hướng dẫn viên du lịch thông thường và hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm hang động có gì khác nhau?

Cô gái 120 lần đi Sơn Đoòng - Ảnh 6.

Cứ sau mỗi ba tháng, cô và các đồng nghiệp phải tập huấn lại để ôn bài, cuối mùa du lịch lại tiếp tục ôn luyện.

Được biết, hiện du lịch Việt Nam chỉ mới có chung một chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch mà chưa có chứng chỉ riêng cho loại hình mạo hiểm, khám phá hang động.

"Tất cả các hướng dẫn viên, porter, chuyên viên an toàn đi tour mạo hiểm của chúng tôi đều có chứng chỉ sơ cấp cứu của Hội Chữ thập đỏ, nhưng thật ra chưa ăn thua.

Cô gái 120 lần đi Sơn Đoòng - Ảnh 7.

Chỉ riêng chuyện sử dụng cáng cứu thương đã khác biệt, bởi đi hang động, rừng núi không thể sử dụng cáng cứu thương thông thường mà phải mua cáng chuyên dụng (giá đến 3.000 bảng Anh) như một đệm hơi, bó kín nạn nhân, có thể di chuyển bằng ròng rọc từ ngọn núi này sang ngọn núi kia...

Để sử dụng loại cáng này, chúng tôi phải mời chuyên gia nước ngoài sang huấn luyện" - Nguyễn Châu Á, giám đốc Oxalis, cho biết.

Nhưng rồi cái đích cuối cùng và lớn nhất của hướng dẫn viên là làm sao cho du khách thật sự hài lòng. Tôi gặp H’Anetta trong một cuộc tập huấn kỹ năng viết.

Trong bữa cơm trưa, H’Anetta bỗng buông đũa, reo lên một tiếng rồi ù chạy ra cổng, ngoài ấy có một shipper đang chờ. Vài phút sau, cô nhảy chân sáo vào, trên tay là một gói nho nhỏ.

Cô gái 120 lần đi Sơn Đoòng - Ảnh 8.

Món quà mà cô nhớ nhất là từ những vị khách Canada. Họ đi tour Hang Én vào dịp 30-4-2015.

Gần nửa tháng sau, ngày 13-5, trên trang Trip Advisor, họ viết:

"Trải nghiệm tuyệt vời. Chúng tôi đã có một chuyến đi hai ngày một đêm vào Hang Én. Đây là tour được điều hành bởi một công ty rất chú trọng đến vấn đề an toàn và môi trường. Thật tuyệt vời khi thấy các nhân viên phục vụ nhặt hết các loại rác bất kỳ mà họ thấy trên đường (một điều không phổ biến lắm ở Việt Nam).

Cô gái 120 lần đi Sơn Đoòng - Ảnh 9.

Và Anetta, hướng dẫn viên của chúng tôi, cũng vậy. Cô ấy rất tuyệt vời, nói tiếng Anh rất tốt, thân thiện và hài hước. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy niềm đam mê của cô ấy dành cho công việc và hang động.

Đặc biệt, khi kết thúc chuyến đi, chúng tôi gặp trục trặc (nằm ngoài tour) về vấn đề vé tàu, vì khi ấy ở Việt Nam có dịp lễ lớn (30-4). Cô ấy đã theo chúng tôi ra đến Đồng Hới, tận tình giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn...".

Mắt H’Anetta ươn ướt khi nhắc lại kỷ niệm đã trôi qua hơn bảy năm ấy.

Cô gái 120 lần đi Sơn Đoòng - Ảnh 10.
HUY THỌ
VÕ TÂN

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0